Sáng 16.9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Kamal Ait Mik - nghị sĩ Maroc, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu tổ chức phiên thảo luận chuyên đề 3 “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững”.
Văn hóa là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng
Phát biểu tại phiên thảo luận, PGS TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho biết, tại Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa 2001, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) khẳng định, đa dạng văn hóa là tài sản chung quý giá, cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên, là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo.
Bên cạnh đó, đa dạng văn hóa có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội, tạo sự gắn kết, hòa hợp xã hội.
Vì vậy, cần lồng ghép đa dạng văn hóa như một yếu tố có tính chiến lược vào các chính sách phát triển quốc gia và quốc tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Theo PGS TS Bùi Hoài Sơn, Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống hàng nghìn năm. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa 54 dân tộc anh em.
Nhà nước Việt Nam đã, đang thực thi và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách theo phương châm xuyên suốt “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững”.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho biết, Quốc hội Việt Nam quan tâm, chú trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành chính sách nhằm thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững...
Ý thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, Việt Nam đã chủ động tham gia, thể hiện vai trò tích cực, tại các cơ chế đa phương, góp phần phát huy, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa trên quy mô khu vực và quốc tế.
Đa dạng văn hóa là nhân tố quyết định sự giàu có và phong phú
Đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - nhấn mạnh, đa dạng văn hóa là nhân tố quyết định sự giàu có và phong phú của nguồn tài nguyên văn hóa, từ đó làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia.
Để thế mạnh của giới trẻ được phát huy tối đa, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đa dạng văn hóa, việc xây dựng, hoàn thiện khung khổ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của giới trẻ có ý nghĩa then chốt. Quốc hội các nước cần phải đóng vai trò dẫn dắt, hướng tới xây dựng một mô hình quản trị mới và một khung khổ chính sách bao trùm dành cho giới trẻ.
Các nhà hoạch định chính sách cần đưa chính những nguyên tắc phổ quát của đa dạng văn hóa trở thành triết lý định hướng trong mối quan hệ của mình và giới trẻ.
"Chúng tôi khuyến nghị Quốc hội các nước nên khẳng định vai trò của văn hóa như một trụ cột của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc. Phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế" - ông An nói.
Phát biểu ý kiến, nghị sĩ Indonesia cho biết, quốc gia này có sự đa dạng văn hóa cao, với nhiều dân tộc và hàng trăm ngôn ngữ. Indonesia là một trong những quốc gia đa dạng văn hóa nhất trên thế giới. Sự đa dạng văn hóa, tôn giáo được thống nhất trên nền tảng nguyên tắc: Thống nhất trong đa dạng.
Các mục tiêu phát triển bền vững luôn là một phần trong nền văn hóa, triết lý phát triển của người Indonesia. Dựa trên triết lý đó, Indonesia đã nỗ lực hướng tới các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy giáo dục, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, duy trì đa dạng sinh học.
Indonesia có định hướng rõ ràng trong việc phát triển nền văn hóa, duy trì sự tự do của người dân, đề cao những giá trị văn hóa của khu vực mình.
Indonesia cũng có những bộ luật thúc đẩy đa dạng văn hóa, tôn trọng văn hóa của các dân tộc, tiếp tục duy trì, phát triển, tăng cường hơn nữa sự đa dạng văn hóa này.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng chất lượng giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi ra trường, đào tạo gắn nhu cầu thị trường.
Tự 'nổ' là công tác đặc biệt trong ngành công an, có thể 'chạy án' vận chuyển ma túy cho con trai chị Lý, Tuấn chiếm đoạt của chị Lý hàng tỉ đồng.
UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa có văn bản yêu cầu các phòng ban của thành phố lên kế hoạch đầu tư, sửa chữa Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, các nhà bè làng chài Cửa Vạn, Vung Viêng để phục vụ phát triển sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các bộ, ngành và tỉnh Yên Bái đã thực hiện nghiêm chỉ đạo về triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn cho hồ thủy điện Thác Bà. 'Đến nay, chúng ta đã không phải sử dụng tới phương án cho tình huống xấu nhất', Thủ tướng nói.
Phát hiện đường vành đai 3 trên cao có nhiều gạch nằm giữa đường, có thể gây nguy hiểm, Nguyễn Văn Hiển đỗ xe vào làn khẩn cấp, xuống dọn dẹp.
Ngày 15.10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ khánh thành công trình Cầu Thới An (xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).
Hiện nay, nhiều tỉnh/thành phố đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 với học sinh các cấp, trong đó có nội dung về Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tại kết luận Thanh tra số 856 về thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót khi triển khai dự án Khu dân cư, nhà ở công nhân và dịch vụ khu công nghiệp Tân Trường. Đây là 1 trong 15 dự án có sử dụng đất thanh tra trực tiếp. Theo kết luận Thanh tra, dự án Khu dân cư, nhà ở công nhân và dịch vụ khu...
Ngày 13.9.2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nghiêm Quang Minh -...