Tòa án Tây Seoul ban hành lệnh bắt chính thức, kéo dài thời gian tạm giam Tổng thống Yoon Suk-yeol do "lo ngại nghi phạm tiêu hủy bằng chứng".
Tòa án quận Tây Seoul lúc 3h hôm nay (1h giờ Hà Nội) chấp thuận yêu cầu của Văn phòng Điều tra Tham nhũng Quan chức Cấp cao (CIO), ban hành lệnh bắt chính thức đối với ông Yoon để tạm giam nghi phạm tối đa 20 ngày, khi thời hạn tạm giữ ông hết hiệu lực.
"Tòa chấp thuận yêu cầu của CIO do lo ngại nghi phạm có thể tiêu hủy bằng chứng", tuyên bố của tòa có đoạn. Phán quyết khiến ông Yoon trở thành Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đầu tiên bị bắt chính thức. Theo quy định, ông sẽ phải khám sức khỏe, chụp chân dung và mặc đồng phục tù nhân.
Ông Yoon dự kiến bị giam tại một phòng biệt lập ở Trung tâm Giam giữ Seoul ở tỉnh Gyeonggi. CIO tuyên bố sẽ điều tra ông theo đúng quy trình pháp lý. Nếu bị truy tố trong thời gian tối đa 20 ngày tới, ông Yoon có thể bị giam thêm nhiều tháng.
Trước đó, hàng chục nghìn người ủng hộ ông Yoon đã tụ tập bên ngoài tòa. Ngay khi tòa chấp thuận yêu cầu của CIO, hàng trăm người đã nổi giận, vượt qua hàng rào cảnh sát, đập vỡ cửa sổ và đột nhập vào bên trong. Một số đập phá đồ đạc, phun bình cứu hỏa vào cảnh sát.
Cảnh sát đã bắt khoảng 40 người biểu tình, lập lại trật tự sau vài giờ. Luật sư của ông Yoon, Seok Dong-hyeon, chỉ trích phán quyết, nhưng cũng kêu gọi người ủng hộ không nên khiến căng thẳng leo thang.
Tổng thống Yoon bị bắt sáng 15/1. Tổng thống ban đầu dùng quyền im lặng khi trình diện công tố viên nhưng vào hôm 18/1, ông đã dự phiên điều trần tại Tòa án quận Tây Seoul. Luật sư cho biết ông đã trình bày trong 40 phút, "giải thích và trả lời một cách chân thành các câu hỏi về mối quan hệ thực tế, bằng chứng và nguyên tắc pháp lý".
Theo luật Hàn Quốc, sau 48 giờ tạm giữ, CIO phải ra quyết định phóng thích Tổng thống Yoon hoặc xin lệnh bắt chính thức để tạm giam ông nếu có căn cứ xác định ông phạm tội.
Nổi loạn là một trong số ít tội danh mà chức vụ tổng thống Hàn Quốc không được miễn trừ. Hình phạt cho tội này có thể lên đến án tù chung thân hoặc tử hình.
Đức Trung (Theo AFP, Reuters, Yonhap)
Tờ Sky News dẫn một nguồn tin từ Không quân Ukraine cho biết, cuộc tấn công của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol được thực hiện bằng tên lửa tầm xa Storm Shadow.
Quan chức Nhà Trắng nói Israel cần mở lại cửa khẩu Rafah ở Dải Gaza, gọi việc phong tỏa cơ sở là điều không thể chấp nhận được.
Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho khu vực Đài Loan (Trung Quốc), đồng thời có giao thiệp nghiêm khắc với phía Washington về vấn đề này.
Chiến dịch tranh cử của Trump tin rằng bà Harris không khác nhiều so với Tổng thống Biden và sẽ dễ dàng bị ông đánh bại trên đường đua vào Nhà Trắng.
Burkina Faso ngày 21/11 phong tỏa “tài sản và nguồn lực” của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba và 2 nhóm thánh chiến, với cáo buộc “tài trợ khủng bố”.
Quân đội Israel công bố video từ drone trinh sát, được cho là hình ảnh thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar ngay trước khi bị hạ sát.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Belousov nói quân đội Ukraine mất hơn 35.000 binh sĩ và hàng nghìn vũ khí các loại trong tháng 5.
Sáng 31/5, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo, hai tháng trước, nước này quyết định rút khỏi Liên minh An ninh hàng hải Trung Đông do Mỹ đứng đầu.
Lãnh đạo Abkhazia cho biết đã ký thỏa thuận với Nga, cho phép Moskva lập căn cứ hải quân trên bờ Biển Đen tại vùng ly khai thuộc Gruzia.