Tòa án Nga phát lệnh bắt bà Yulia Navalnaya, vợ góa của nhân vật đối lập Alexei Navalny, vì tham gia tổ chức cực đoan.
Theo tuyên bố đăng trên kênh Telegram ngày 9-7, tòa án Matxcơva "đã tán thành đề nghị của các nhà điều tra và ra lệnh giam giữ bà Navalnaya trong hai tháng". Thời gian sẽ bắt đầu từ thời điểm bà bị dẫn độ về Nga hoặc bị bắt trong nước.
Tòa án cho biết bà Navalnaya đã "trốn tránh" cơ quan thực thi pháp luật. Theo luật pháp Nga, thành viên của một tổ chức cực đoan có thể bị phạt 300.000 - 600.000 ruble (3.450 - 6.900 USD) hoặc bị phạt tù tới 6 năm.
Theo Đài RT, tuyên bố chính thức của tòa án không nói rõ hành động cụ thể nào của bà Navalnaya đã đưa đến cáo buộc này, chỉ nói rằng bà đã tham gia vào một "cộng đồng cực đoan".
Hãng thông tấn Nga Interfax trích dẫn các nguồn cho rằng trường hợp của bà Navalnaya có thể liên quan đến việc bà tham gia vào các công việc do người chồng quá cố để lại.
Một số tổ chức do ông Navalny thành lập bao gồm Tổ chức Chống tham nhũng (FBK) bị coi là cực đoan ở Nga những năm gần đây. Nhân vật đối lập này bị bỏ tù năm 2021 vì vi phạm các điều khoản của án treo trước đó.
Đầu năm 2022, ông Navalny bị tuyên thêm 9 năm tù vì tội coi thường tòa án và bị kết tội lừa đảo lần thứ hai.
Tháng 8-2023, ông tiếp tục bị kết án thêm 19 năm tù với nhiều tội danh liên quan đến chủ nghĩa cực đoan, bao gồm thành lập một nhóm cực đoan, ủng hộ chủ nghĩa cực đoan, tài trợ cho các hoạt động này và dụ dỗ trẻ vị thành niên tham gia..., theo Đài RT.
Trước đó, tòa án Nga đã phát lệnh bắt giữ tương tự với một số đồng minh của ông Navalny, bao gồm các nhân vật lãnh đạo FBK. Không ai trong số này đang ở Nga.
Bà Navalnaya cũng rời Nga vào năm 2021 cùng các con sau khi chồng bị bắt. Tháng 3-2024, bà cam kết sẽ tiếp tục công việc của chồng.
Ông Navalny, 47 tuổi, chết tại trại giam ở Nga vào tháng 2-2024 khi đang thụ án. Chính quyền nhà tù cho biết ông đột tử khi đi dạo và những nỗ lực hồi sức cho ông đều không thành công. Tổ chức FBK cho biết giấy chứng tử gửi cho mẹ của ông Navalny cho biết ông qua đời vì nguyên nhân tự nhiên.
Hàng nghìn người chống phân biệt chủng tộc tại nhiều thành phố Anh xuống đường phản đối chuỗi ngày bạo loạn của phe cực hữu.
Ngày 29/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra thông báo bằng văn bản cho hay, nước này đã chuẩn bị 2 gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine, với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ USD.
Metin Topuz - một cựu nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul ngày 27/11 đã được Ankara cho ra tù sau 3 năm bị kết án hỗ trợ tổ chức khủng bố.
Ông Trump tuyên bố 'sẽ không bao giờ đầu hàng' sau vụ nổ súng nghi ám sát ông tại bang Florida.
Chính quyền Sri Lanka thông báo chấm dứt gia hạn thị thực du lịch dài hạn cho hàng nghìn công dân Nga và Ukraine đang sử dụng chính sách gia hạn thị thực để sinh sống trên đảo quốc này kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Thủ tướng Pashinyan cho hay Armenia nhiều lần cảm thấy thất vọng vì đồng minh Nga và muốn xích lại gần hơn với phương Tây.
Chiếc huy hiệu in hình chân dung của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 30/6, cho thấy một sự tăng cường nỗ lực để tôn vinh thế hệ thứ 3 của gia đình họ Kim.
Ngày 22/11 (giờ Phần Lan), đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu, đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức đệ trình tất cả những giấy tờ cần thiết lên Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) để tái tranh cử vị trí lãnh đạo đất nước vào năm 2024.