Thủ tướng Pashinyan cho hay Armenia nhiều lần cảm thấy thất vọng vì đồng minh Nga và muốn xích lại gần hơn với phương Tây.
"Chúng ta cần biết rõ chúng ta thực sự có thể duy trì mối quan hệ quân sự - kỹ thuật và quốc phòng với ai", Thủ tướng Nikol Pashinyan ngày 2/2 nói với Đài phát thanh Công cộng Armenia khi được hỏi về kế hoạch cải cách lực lượng vũ trang của đất nước.
"Trước đây, 95-97% quan hệ quốc phòng của chúng ta là với Nga. Bây giờ, điều này không thể vì cả lý do khách quan lẫn chủ quan", ông cho biết, thêm rằng Armenia nên suy nghĩ đến những mối quan hệ an ninh mà họ có thể xây dựng cùng Mỹ, Pháp, Ấn Độ hay Gruzia.
Ông cũng đặt câu hỏi liệu Armenia có nên tiếp tục là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu hay không, đồng thời khẳng định Armenia cần một chiến lược an ninh quốc gia mới và sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội.
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo việc Armenia rời CSTO hoàn toàn không có lợi cho nước này.
Armenia, nước cộng hòa thuộc Liên Xô giáp Gruzia, Azerbaijan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, từ lâu đã dựa vào Nga như một đồng minh quan trọng. Nga hiện đặt một căn cứ quân sự ở Gyumri, cách thủ đô của Armenia khoảng 90 km về phía tây bắc.
Mối quan hệ giữa Nga và Armenia đã trở nên xấu đi trong thời gian qua. Thủ tướng Pashinyan nói Nga khiến Armenia thất vọng sau khi không thể ngăn Azerbaijan phát động một chiến dịch quân sự chớp nhoáng hồi năm ngoái nhằm giành quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh tranh chấp, khiến người dân tộc Armenia sống ở đó phải sơ tán.
Nga phản bác rằng thất bại của Thủ tướng Pashinyan trong việc quản lý các cuộc cạnh tranh phức tạp ở Nam Caucasus là nguyên nhân khiến các nhóm vũ trang dân tộc Armenia ở Karabakh bị thất thế, đồng thời cảnh báo phương Tây đang cố gắng chia rẽ Yerevan và Moskva.
Azerbaijan cáo buộc Pháp gieo mầm mống cho một cuộc xung đột mới bằng cách cung cấp vũ khí cho Armenia, quốc gia cũng đang được Mỹ lôi kéo.
Thủ tướng Pashinyan tháng trước đã thảo luận về hợp tác với Javier Colomina, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO tại vùng Caucasus và Trung Á.
Vũ Hoàng (Theo AFP)
Thủ tướng Israel Netanyahu nói vụ không kích vào nơi dành cho người sơ tán ở Rafah là tai nạn thương tâm và chính phủ nước này đang điều tra.
Kết quả khảo sát cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump về tỷ lệ ủng hộ của cử tri tại ba bang chiến trường lớn là Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.
Từng giành ưu thế lớn trong giai đoạn đầu xung đột, Ukraine dần để lộ nhiều điểm yếu, có thể khiến họ đối mặt nhiều thách thức trước lực lượng Nga.
Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi các nước đồng minh phương Tây 'dùng mọi biện pháp' để buộc Nga phải tham gia đàm phán hòa bình kết thúc chiến sự.
ABC News dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nhận định Israel đã lên kế hoạch thực hiện vụ nổ loạt máy nhắn tin ở Lebanon trong ít nhất 15 năm.
Ukraine đang cố gắng tăng sản lượng UAV tầm xa tự chế tạo, để không phụ thuộc vào vũ khí do phương Tây viện trợ khi tập kích sâu vào lãnh thổ Nga.
Vụ rơi F-16 không chỉ gây tổn thất lớn về người và khí tài, mà còn ảnh hưởng sĩ khí của quân đội Ukraine khi họ đang đối mặt nhiều áp lực.
Với mục đích hạ nhiệt xung đột Israel-Hamas, thúc đẩy kế hoạch ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dường như không thu được kết quả rõ rệt.
Triều Tiên xác nhận thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới mang tên Hwasong-19.