Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích các chính trị gia phương Tây không thể hiện sự quan tâm hay liên lạc với Moscow về các sáng kiến hòa bình ở Ukraine, vốn được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan ngày 4/7 (Ảnh: Reuters). |
Tổng thống Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan ngày 4/7 (Nguồn: Reuters). |
Khi được hỏi liệu có chính trị gia phương Tây nào tỏ ra quan tâm đến sáng kiến hòa bình hay liên hệ với Điện Kremlin 3 tuần sau khi Tổng thống Putin đưa ra đề xuất hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov quả quyết: “Không có một ai”.
Hôm 14/6, 1 ngày trước khi bắt đầu hội nghị về Ukraine do Thụy Sỹ đăng cai, Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tổng thống Putin nêu ra các điều kiện cần thiết cho kế hoạch này gồm: tình trạng của Ukraine phải trung lập, không liên kết, không có hạt nhân, phi quân sự hóa và phi quốc gia hóa, rút quân khỏi Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR), các vùng Kherson và Zaporizhzhia trong ranh giới hành chính của những vùng lãnh thổ này kể từ năm 1991.
Ông Putin cũng đề nghị phương Tây phải dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt Nga, đồng thời nhận định tình hình trên thực địa sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng không có lợi cho Ukraine và trong tương lai, các điều kiện đàm phán do Moscow đưa ra có thể sẽ khác.
Mới đây, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana, Kazakhstan ngày 4/7, Tổng thống Vladimir Putin cũng nhắc lại kế hoạch này, ông cho biết: "Vào giữa tháng 6, chúng tôi đã đưa ra một đề xuất khác nhằm giải quyết (xung đột Ukraine). Với sự sẵn sàng từ phía Ukraine và quan trọng nhất là các nhà tài trợ phương Tây, đề xuất này sẽ giúp chấm dứt chiến sự, cứu sống sinh mạng và khởi động các cuộc đàm phán ngay lập tức".
Ông Putin cũng cảm ơn các nước thành viên SCO vì nỗ lực theo đuổi mục tiêu chung và cho rằng trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trật tự thế giới đa cực đã chính thức xuất hiện.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư, trong khi cố vấn của ông Zelensky, Mikhail Podolyak, nói rằng các sáng kiến mới của Nga "không có đề xuất hòa bình thực sự".
Con thuyền chở 300 người bị lật trên sông Niger, khiến hơn 100 người mất tích và có thể đã chết, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Manila cắt liên lạc với ICC sau khi cơ quan này từ chối yêu cầu dừng điều tra về cuộc đàn áp ma túy của cựu tổng thống Duterte.
Lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp phản đối triển khai binh sĩ và chuyển tên lửa tầm xa tới Ukraine nếu được bầu làm thủ tướng.
Giới chức Ukraine điều tra các đơn vị bị nghi bất cẩn khi phòng thủ tại Kharkov và để Nga kiểm soát nhiều khu dân cư ở tỉnh trong chiến dịch từ giữa tháng 5.
Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long nhấn mạnh, Ngày Quốc khánh 2/9 đã để lại những dấu ấn sâu đậm và là nguồn động viên lớn, khơi dậy lòng nhiệt huyết của các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro hội đàm với người đồng cấp Venezuela Nicolás Maduro trong chuyến thăm chính thức tới Caracas.
Quân đội Israel thông báo lần đầu dùng tên lửa phòng không mới nhất đánh chặn mục tiêu hướng vào nước này từ Biển Đỏ.
Theo hãng thông tấn TASS, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ngày 23/7 tại Cung điện Konstantinovsky ở thành phố Saint Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch phản công đang diễn ra của Ukraine đã 'thất bại'.
Mỹ và đồng minh phóng loạt tên lửa vào Houthi để răn đe nhóm vũ trang sau những cảnh báo bị phớt lờ, song đòn tập kích có thể là chưa đủ.