Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
![]() |
Hàng loạt cuộc đụng độ giữa các lực lượng ủng hộ hai nhà lãnh đạo đối địch của Nam Sudan đang đe dọa thỏa thuận chia sẻ quyền lực mong manh giữa các bên đạt được năm 2018. (Nguồn: Reuters) |
Ngày 26/3, Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan đối lập (SPLA-IO) ủng hộ Phó Tổng thống thứ nhất Riek Machar cho biết, hai căn cứ huấn luyện bên ngoài thủ đô Juba đã bị các lực lượng liên minh với Tổng thống Salva Kiir tấn công trong hai ngày qua.
Tin liên quan |
![]() |
Trong một bài đăng trên Facebook, người phát ngôn Lam Paul Gabriel của SPLA-IO đã lên án các cuộc tấn công này là hành động khủng bố và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động. Ông nhấn mạnh: "SPLA-IO có quyền tự vệ trước bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các vị trí của mình".
Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cuộc đụng độ giữa các lực lượng ủng hộ hai nhà lãnh đạo đối địch của Nam Sudan là Tổng thống Kiir và Phó Tổng thống thứ nhất Machar. Tình trạng này đe dọa thỏa thuận chia sẻ quyền lực mong manh giữa các bên đạt được năm 2018.
Thỏa thuận hòa bình nói trên đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm, khiến khoảng 400.000 người thiệt mạng, nhưng Nam Sudan vẫn đối mặt với nghèo đói và bất ổn.
Trong khi đó, cùng ngày 26/3, Chủ tịch Ủy ban quan hệ đối ngoại của SPLA-IO Reath Muoch Tang cho biết, Phó Tổng thống thứ nhất Riek Machar đã bị bắt tại khu nhà riêng ở Juba. Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng cục trưởng An ninh quốc gia cùng hơn 20 xe vũ trang hạng nặng đã xông vào dinh thự của Phó Tổng thống thứ nhất.
Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành động vi hiến này. Các vệ sĩ của ông (Machar) đã bị tước vũ khí và lệnh bắt giữ đã được chuyển đến ông với những cáo buộc không rõ ràng".
Phản ứng trước tình hình trên, ngày 27/3, hãng tin Reuters cho hay, trên mạng xã hội X, Cục Các vấn đề châu Phi của Mỹ kêu gọi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir thả đối thủ của ông là Phó Tổng thống thứ nhất Riek Machar.
Lời kêu gọi nêu rõ "Chúng tôi lo ngại về thông tin Phó Tổng thống thứ nhất của Nam Sudan Machar đang bị quản thúc tại gia. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Kiir hủy bỏ quyết định này và ngăn chặn tình hình leo thang thêm. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo Nam Sudan thể hiện sự chân thành trong các cam kết hòa bình đã tuyên bố".
Căng thẳng trên khắp Nam Sudan đã lên đến mức cực kỳ cao kể từ khi nhóm dân quân Quân đội Trắng chiếm doanh trại Nasir ở bang Thượng sông Nile vào ngày 4/3. Một số quan chức quân sự và dân sự cấp cao của SPLM-IO đã bị bắt tại Juba, thủ đô của Nam Sudan, trong khi một số người chạy trốn khỏi đất nước.
5 ngư dân Peru và Colombia sống sót gần hai tháng trên Thái Bình Dương nhờ uống nước mưa và lấy nước biển nấu cá, trước khi được giải cứu.
Ngày 29/4, trường Khoa học và Nghệ thuật, Đại học Philippines Manila đã tổ chức một buổi thảo luận đặc biệt với sinh viên, tập trung vào cuộc đời, di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Philippines, Tiến sĩ Jose Rizal.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Moskva có thể gửi phác thảo đề xuất ngừng bắn tại Ukraine trong tuần này, với kỳ vọng mở đường cho đàm phán hòa bình.
Ngày 19/5, tại Bắc Kinh, Đảng bộ tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời làm lễ dâng hoa tưởng nhớ tại tượng đài Bác Hồ và thắp hương tại phòng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại sứ Đỗ Đức Thành đã trình bày chuyên sâu về cơ sở hình thành chính sách kinh tế đối ngoại và ngoại giao kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức trọng thể lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.