Tình hình Nagorno-Karabakh: Lãnh đạo Armenia-Azerbaijan sớm gặp gỡ, Pháp khẳng định quan điểm

08:50 25/09/2023

Nhóm người tị nạn đầu tiên tiến vào Armenia, Yerevan khẳng định sẵn sàng tiếp nhận…là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Nagorno-Karabakh.

(09.25) Người Armenia thiểu số từ Nagorno-Karabakh được đưa tại thành phố Goris, Armenia. (Nguồn: New York Times)
Người Armenia thiểu số từ Nagorno-Karabakh được đưa tại thành phố Goris, Armenia. (Nguồn: New York Times)

* Nhóm người tị nạn đầu tiên tới Armenia, Yerevan khẳng định thái độ: Ngày 24/9, phóng viên AFP tại Nagorno-Karabakh cho biết nhóm người tị nạn từ khu vực này đã tới Armenia trong ngày. Nhóm tị nạn trên gồm vài chục người đã được lực lượng biên phòng Azerbaijan cho đi qua trước khi vào làng Kornidzor của Armenia, nơi họ được các quan chức Bộ Ngoại giao Armenia đăng ký tị nạn. Nhóm này chủ yếu gồm phụ nữ, trẻ em và người già.

Tin liên quan
Lo ngại bị thanh lọc sắc tộc, 120.000 người Armenia tháo chạy khỏi Nagorno-Karabakh
Lo ngại bị thanh lọc sắc tộc, 120.000 người Armenia tháo chạy khỏi Nagorno-Karabakh

Một số người cho biết, họ đến từ làng biên giới Eghtsahogh, trong khi những người khác khẳng định họ đã đi quãng đường xa hơn. Một người đàn ông nói rằng, ông từng là một phần của các lực lượng ly khai cho đến khi Azerbaijan phát động chiến dịch tấn công, buộc phe nổi dậy phải đồng ý giải giáp và kêu gọi hòa bình.

Trong khi đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố nước này sẵn sàng tiếp nhận toàn bộ đồng bào sắc tộc Armenia từ vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh. Ông cũng lưu ý, các khối an ninh Armenia là thành viên đã hoạt động không hiệu quả. Đây được cho là sự chỉ trích đối với Nga, đồng minh chính của Yerevan.

Trước đó, ông David Babayan, cố vấn người đứng đầu “Cộng hòa Artsakh” tự xưng, ông Samvel Shahramanyan cho biết, người sắc tộc Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh sẽ chuyển tới Armenia vì họ không muốn sống như một phần của Azerbaijan và lo sợ bị thanh lọc sắc tộc.

* Lãnh đạo Armenia, Azerbaijan gặp nhau đầu tháng 10: Ngày 24/9, Yerevan thông báo Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sẽ tiến hành gặp gỡ ở Tây Ban Nha vào tháng 10.

Trong tuyên bố, Hội đồng An ninh Armenia cho biết, cuộc đàm phán vào ngày 5/10 tại Grenada sẽ có sự tham dự của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Các quan chức sẽ nhóm họp để chuẩn bị cho cuộc đàm phán này vào tuần tới.

Lần gần đây nhất ông Pashinyan và Aliyev gặp gỡ là vào tháng 7 tại thủ đô Brussels, Bỉ.

Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đang trở thành nhân tố quan trọng trong giải quyết cuộc xung đột hàng thập niên ở Nagorno-Karabakh.

Trong một tin liên quan, ngày 24/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, nước này đang theo dõi chặt chẽ vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Armenia, đồng thời cáo buộc Baku “đe dọa” biên giới Yerevan. Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông nêu rõ: “Hiện nay, Pháp rất quan ngại đối với toàn vẹn lãnh thổ của Armenia. Yếu tố đó đang bị đe dọa”. Ông chỉ trích Moscow “đồng lõa” với Baku và Azerbaijan hiện “đe dọa biên giới Armenia”.

Trước đó, ngày 20/9, Nga thông báo với vai trò trung gian của lực lượng gìn giữ hòa bình nước này tại Nagorno-Karabakh, đại diện Azerbaijan-Armenia ở đây đã nhất trí chấm dứt hoàn toàn hành động thù địch.

Có thể bạn quan tâm
Hàn Quốc tuyên bố sẽ gia tăng hỗ trợ châu Phi hội nhập kinh tế khu vực

Hàn Quốc tuyên bố sẽ gia tăng hỗ trợ châu Phi hội nhập kinh tế khu vực

09:20 06/06/2024

Hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và các quốc gia châu Phi tại thủ đô Seoul kết thúc với hàng loạt các thoả thuận hợp tác được ký kết giữa hai bên.

Tin thế giới ngày 8/1: Nga sơ tán cư dân ở Belgorod, Trung Quốc tiết lộ vụ gián điệp liên quan tới Anh, Mỹ phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng sau 50 năm

Tin thế giới ngày 8/1: Nga sơ tán cư dân ở Belgorod, Trung Quốc tiết lộ vụ gián điệp liên quan tới Anh, Mỹ phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng sau 50 năm

21:40 08/01/2024

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Hoa Đông, Hàn Quốc phóng thêm 2 vệ tinh do thám quân sự, Mexico hủy, hoãn 200 chuyến bay sau sự cố, Ấn Độ triệu Cao ủy Maldives… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

16:20 07/05/2024

Một báo cáo điều tra mới đây cho thấy chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng ở trung tâm thành phố này năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.

Mỹ thúc đẩy bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ thúc đẩy bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ

19:20 25/01/2024

Quan chức Mỹ nói nước này sẽ khởi động tiến trình bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi Ankara hoàn tất phê duyệt Thụy Điển vào NATO.

Tàu chiến Mỹ, Hà Lan diễn tập chung trên Biển Đông

Tàu chiến Mỹ, Hà Lan diễn tập chung trên Biển Đông

00:10 23/05/2024

Tàu chiến cùng tàu hậu cần hải quân Mỹ diễn tập và hỗ trợ tiếp vận cho tàu hải quân Hà Lan trên Biển Đông.

Ukraine chuẩn bị 'kế hoạch toàn diện' để chấm dứt chiến sự

Ukraine chuẩn bị 'kế hoạch toàn diện' để chấm dứt chiến sự

13:50 29/06/2024

Tổng thống Ukraine Zelensky nói ông đang chuẩn bị một 'kế hoạch toàn diện' để chấm dứt cuộc xung đột với Nga và sẽ công bố trong năm nay.

Anh sẽ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua vai trò là đối tác đối thoại của ASEAN

Anh sẽ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua vai trò là đối tác đối thoại của ASEAN

15:10 31/05/2024

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Anne-Marie Trevelyan cho biết London tiếp tục coi khu vực này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Hợp tác Nga - Trung giữa vòng vây trừng phạt của phương Tây

Hợp tác Nga - Trung giữa vòng vây trừng phạt của phương Tây

05:40 18/05/2024

Khi nhiều nước quay lưng với Nga vì xung đột Ukraine, ông Putin luôn còn người bạn quyền lực là ông Tập cùng mối quan hệ 'không giới hạn' với Trung Quốc.

Thế khó khiến vùng ly khai Moldova cầu cứu Nga

Thế khó khiến vùng ly khai Moldova cầu cứu Nga

19:50 01/03/2024

Xung đột ở Ukraine đẩy chính quyền ly khai Transnistria ở Moldova vào tình thế khó khăn khi chịu áp lực từ nhiều bên, thúc đẩy họ tìm kiếm sự bảo vệ từ Nga.

Co loi xay ra
Co loi xay ra