Tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều đã bị phá hủy. Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên rất cao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', không ai kiềm chế, chuyện gì sắp xảy ra? |
Chương trình tin tức phát sóng cảnh Triều Tiên cho nổ tung một số đoạn đường ở phía Bắc, ngày 15/10. (Nguồn: Getty Images) |
Tờ Donga Ilbo ngày 15/10 dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết, nguy cơ xảy ra xung đột liên Triều trong giai đoạn này là lớn nhất kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol lên nắm quyền (tháng 5/2022). Căng thẳng hiện đang bị đẩy lên đỉnh điểm khi Triều Tiên cảnh báo sẽ tiến hành một cuộc tấn công bằng pháo binh quy mô lớn để trả đũa việc “máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm nhập vào Bình Nhưỡng”.
Cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo quân đội nước này đã nổ súng bắn cảnh cáo ở phía Nam Đường ranh giới quân sự (MDL) chia cắt Bán đảo Triều Tiên.
Tin liên quan |
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa' |
Động thái này của Seoul nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng cho nổ tung một phần con đường nối với Hàn Quốc bên phía Triều Tiên sau khi tuyên bố cắt đứt hoàn toàn tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.
JCS xác nhận Triều Tiên đã cho nổ một số đoạn trên các đường Gyeongui và Donghae ở phía Bắc MLD vào trưa 15/10, đồng thời cho biết đã tăng cường khả năng giám sát và sẵn sàng chiến đấu.
Trước đó, Triều Tiên ngày 13/10 cho biết có 8 lữ đoàn pháo binh được bố trí gần khu vực tiền tuyến và đang trong trạng thái “sẵn sàng khai hỏa”.
Trước tình hình này, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đã ra chỉ thị cho các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát và sẵn sàng khai hỏa trước giàn hỏa lực từ Triều Tiên. Tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang bị đẩy cao.
8 lữ đoàn pháo binh mà Bình Nhưỡng công bố là các đơn vị được triển khai trên toàn MDL trải dài từ Tây sang Đông, có nhiệm vụ nhằm vào các khu vực đô thị đông đúc của Hàn Quốc.
Ông Lee Seong Jun, người đứng đầu Văn phòng JCS cho biết trong cuộc họp giao ban ngày 14/10 rằng, lệnh tác chiến sơ bộ được quân đội Triều Tiên đưa ra là “lệnh chuẩn bị”, có nghĩa tất cả các thiết bị pháo binh đã được trang bị sẵn sàng để có thể khai hỏa bất cứ lúc nào.
Giới phân tích trong và ngoài quân đội Hàn Quốc ước tính, Triều Tiên có khoảng 570 khẩu pháo tầm xa, trong đó có khoảng 200 bệ phóng tên lửa đa năng 240 mm với tầm bắn tối đa 65km và có thể tấn công khu vực đô thị, bao gồm cả phía Bắc Seoul nếu chúng được bố trí gần đường giới tuyến. Nếu Triều Tiên sử dụng 200 khẩu pháo 240 mm đa năng với 22 ống phóng, lực lượng này có thể bắn khoảng 4.400 viên đạn cùng lúc và đây được đánh giá là mối đe dọa "chí mạng" với Hàn Quốc.
Trong khi đó, các thiết bị giám sát của Hàn Quốc cũng phát hiện Triều Tiên đang chuẩn bị cho nổ phá hủy tuyến đường Kyungui và tuyến đường bộ Donghae nối hai miền Triều Tiên. Trên thực tế, các tuyến đường này đều đã bị đình chỉ hoạt động từ lâu.
Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yo Jong, em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, trong một tuyên bố đưa ra ngày 14/10 cũng ám chỉ Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan vụ việc máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm phạm thủ đô Bình Nhưỡng.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên, ngày 11/10 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đến thị sát hệ thống vũ khí phóng tên lửa đa năng 240 mm và theo dõi vụ bắn thử bệ phóng tên lửa do doanh nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất.
Trong tuyên bố ngày 13/10, Bình Nhưỡng nhấn mạnh khả năng 8 lữ đoàn pháo sẵn sàng tấn công với số lượng lớn pháo tầm xa, có thể biến Seoul thành “biển lửa” một khi có lệnh.
Tin liên quan |
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Nhật Bản nói Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Thủ tướng Nhật Bản nói 'không thể chấp nhận được' |
Hệ thống pháo tầm xa của Triều Tiên bao gồm các bệ phóng tên lửa đa năng 240 mm và bệ phóng tên lửa đa nòng 300 mm mới được trang bị chức năng dẫn đường vừa triển khai hồi tháng 8. Hệ thống phóng loạt tên lửa mới có thể nhắm và tấn công đồng thời điều chỉnh quỹ đạo bằng cách gắn cánh vào tên lửa dẫn đường.
Theo đó, mối đe dọa từ pháo tầm xa nhắm vào các cơ sở lớn ở Seoul và khu vực đô thị sẽ trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Một lữ đoàn pháo binh ở Triều Tiên gồm 4 tiểu đoàn pháo binh được trang bị pháo tự hành 170 mm và bệ phóng tên lửa đa nòng 240 và 300 mm. Biên chế một tiểu đoàn sẽ có tối thiếu 18 khẩu pháo.
Trong một phản ứng, Hàn Quốc đã tuyên bố sẵn sàng hỏa lực và lực lượng pháo thiện chiến như pháo tự hành K-9 để đáp trả một cuộc tấn công từ Triều Tiên.
Công tác chuẩn bị đã được tăng cường đến mức có thể triển khai các lực lượng pháo binh này đến các vị trí cần thiết trong thời gian ngắn nhất trong trường hợp bị khiêu khích. Thông tin cho biết Hàn Quốc cũng tăng cường các phương tiện trinh sát như vệ tinh và máy bay không người lái để theo dõi mọi động thái di chuyển khí tài của quân đội Triều Tiên.
Cùng với đó, quân đội Hàn Quốc thông báo bình thường hóa hoạt động tập huấn tại Trường huấn luyện Yeongpyeong, trường bắn của quân đội Mỹ ở Pocheon, tỉnh Geonnggi.
Kim Dae Young, nhà nghiên cứu tại Viện chiến lược quốc gia Hàn Quốc, nhận định, thay vì tấn công kiểu bắn phá đảo Yeonpyeong như trước đây, rất có thể Triều Tiên sẽ sử dụng một số bệ phóng tên lửa đa năng mới để bắn phá chính xác các cơ sở giám sát của quân đội Hàn Quốc nhắm vào Triều Tiên.
Khả năng Triều Tiên cho nổ phá các tuyến đường Kyungui và Donghae được xem là nhằm mục tiêu “gây sốc” cho Hàn Quốc, tương tự vụ đánh bom Văn phòng liên lạc liên Triều tại Khu công nghiệp Kaesong năm 2020. Một nguồn tin quân sự cho biết dường như công việc chuẩn bị cho vụ nổ đã được hoàn thành và vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện.
Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, Triều Tiên có thể có mục đích trong việc gia tăng leo thang căng thẳng với Hàn Quốc và đang tối đa hóa mối lo lắng trong xã hội Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận 19/9 nhằm giảm thiểu căng thẳng quân sự ở khu vực giới tuyến giữa hai miền hồi tháng 11/2023, nước này cũng không đe dọa trực tiếp sử dụng pháo tầm xa quy mô lớn với Hàn Quốc. Với những gì đang diễn ra ở bán đảo Triều Tiên, có thể thấy mức độ căng thẳng giữa hai miền đang bị đẩy lên rất cao.
Nhóm tin tặc Nga thực hiện các vụ tấn công vào các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Mỹ và châu Âu.
Nga chỉ trích Czech 'hèn nhát' sau khi nước này không tham gia cuộc họp do Moskva triệu tập về cáo buộc Ukraine pháo kích Belgorod gây thương vong.
Gần 2 triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia lễ hành hương Hajj năm nay tại thành phố Mecca (Saudi Arabia) trong thời tiết nắng nóng gay gắt.
Israel định tiến quân vào Dải Gaza cuối tuần qua, nhưng hoãn kế hoạch tác chiến vì thời tiết xấu ngăn không quân yểm trợ bộ binh, theo quan chức giấu tên.
Đại diện Lebanon, Israel chỉ trích lẫn nhau tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, xoay quanh loạt vụ nổ thiết bị liên lạc.
Ram Bahadur Bomjan, người có biệt danh 'Cậu bé Phật' từ thời niên thiếu, bị tòa án Nepal kết tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 10 để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang.
Ngày 17/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã hội đàm với người đồng cấp Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Nhân dịp Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã chia sẻ về ý nghĩa của sự kiện và nỗ lực thúc đẩy vai trò của văn hóa của Việt Nam tại UNESCO.