Trong 3 năm, Mỹ viện trợ khoảng 95 tỉ USD cho Ukraine, trở thành quốc gia hỗ trợ nhiều nhất; Ukraine mất khoảng 11% lãnh thổ vào tay Nga.
Hôm nay (24-2-2025) đánh dấu tròn 3 năm kể từ ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.
Đài CNN phân tích dữ liệu Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) cho biết kể từ năm 2022, Ukraine đã để mất quyền kiểm soát khoảng 11% lãnh thổ nước này vào tay Nga.
"Giờ đây Ukraine không chắc chắn họ có thể dựa vào đồng minh đáng tin cậy nhất của mình là Mỹ nữa hay không, khi mà quân đội đã kiệt sức của họ đang chiến đấu để giữ đất của mình trước những bước tiến không ngừng của đối phương" - Hãng tin Reuters bình luận.
Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, cung cấp khoảng 95 tỉ USD viện trợ quân sự, nhân đạo và tài chính.
Nhưng với việc ông Donald Trump quay lại nắm quyền tại Mỹ, không rõ Ukraine sẽ còn nhận được viện trợ như vậy nữa hay không.
Ngoài ra, Mỹ tuyên bố sẽ không điều binh sĩ của Mỹ đến đảm bảo an ninh như Ukraine mong muốn nếu đạt thỏa thuận hòa bình. Điều này đặt gánh nặng trực tiếp lên các cường quốc châu Âu.
Sau 3 năm xung đột, hàng triệu người Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa, hoặc đến các vùng khác của Ukraine hoặc đến các quốc gia khác.
Theo dữ liệu đến cuối năm 2024 từ cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc, có hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine đang sống ở châu Âu, gồm khoảng 1,2 triệu người ở Đức, gần 1 triệu người ở Ba Lan và 390.000 người ở Cộng hòa Czech...
Theo Liên hợp quốc, hơn 40.000 thường dân đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine trong cuộc xung đột, trong đó nhiều trường hợp thiệt mạng do vũ khí nổ.
Ngày 23-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng từ chức "ngay lập tức" nếu cần thiết để đổi lại hòa bình và tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Ukraine.
Theo báo Ukrainska Pravda (Ukraine), hơn 10.000 người đã tụ tập tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 23-2. Họ có mặt tại quảng trường République và diễu hành đến quảng trường Bastille để đánh dấu tròn 3 năm xung đột Nga - Ukraine.
Những người này diễu hành phía sau biểu ngữ kêu gọi đoàn kết vì chiến thắng của Ukraine, giương cao cờ Ukraine dài 262 mét và hô vang khẩu hiệu "Đoàn kết với Ukraine!".
Trong số những người này có nhiều người là công dân Pháp cũng như các đại diện của cộng đồng Gruzia (Georgia) và Ba Lan. Các quan chức từ tòa thị chính Paris, các nghị sĩ và đại biểu cũng đến để thể hiện sự ủng hộ của họ.
Ông Vadym Omelchenko, đại sứ Ukraine tại Pháp, cũng có mặt. Ông nhấn mạnh rằng Pháp tuân thủ nguyên tắc "Không có gì về Ukraine mà không có Ukraine, không có gì về châu Âu mà không có châu Âu".
Một chuyến bay của hãng hàng không American Airlines (Mỹ) từ New York đến New Delhi đã phải chuyển hướng hạ cánh khẩn cấp tại Rome vào chiều 23-2 (giờ địa phương) sau khi nhận được thông tin đe dọa đánh bom.
Người phát ngôn sân bay Rome cho biết chiếc máy bay Boeing chở 199 hành khách cùng phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn tại sân bay Fiumicino của Rome lúc 17h22 giờ địa phương.
Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết máy bay đã hạ cánh an toàn "sau khi phi hành đoàn báo cáo về vấn đề an ninh".
Theo người phát ngôn sân bay, chiếc máy bay Boeing được 2 máy bay chiến đấu quân sự hộ tống. Tất cả hành khách đã được sơ tán khỏi máy bay và được hỗ trợ tại sân bay Rome. Hoạt động của sân bay không bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Theo TTXVN, kết quả thăm dò ngày 23-2 cho thấy Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức trước thời hạn.
Kết quả này đưa nhà lãnh đạo phe bảo thủ Friedrich Merz vào đường đua trở thành thủ tướng tiếp theo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Kết quả sơ bộ do kênh truyền hình công ZDF và ARD của Đức công bố tại thời điểm các điểm bầu cử đóng cửa cho biết với 29%, liên minh CDU/CSU đã về nhất trong cuộc bầu cử diễn ra sớm 7 tháng so với kế hoạch.
Đứng thứ hai là đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với 19,6% cử tri ủng hộ, tiếp theo là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz với 16% cử tri ủng hộ. Đảng Xanh đứng thứ tư với 13,3% và đảng cánh tả Linke giành 8,6%.
Ông Friedrich Merz, lãnh đạo liên minh CDU/CSU, 69 tuổi, chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ nhưng cam kết nếu trở thành người đứng đầu chính phủ sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm Scholz cũng như phối hợp nhiều hơn với các đồng minh chủ chốt, đưa nước Đức trở lại vị thế trung tâm của châu Âu.
NASA công bố thông tin về tiểu hành tinh đang áp sát Trái đất
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát đi thông báo về một tiểu hành tinh có kích thước tương đương một chiếc ô tô đang di chuyển về phía Trái đất với vận tốc khoảng 24.000 km/h.
Theo Phòng Thí nghiệm phản lực (JPL) của NASA, tiểu hành tinh mang tên "2025 DQ" có đường kính ước tính khoảng 3,6 mét sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 300.000 km. Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) cho biết kích thước của tiểu hành tinh này có thể dao động từ 2,7 đến 6 mét.
Đáng chú ý, "2025 DQ" không phải là vật thể duy nhất tiếp cận Trái Đất trong thời gian này. Một tiểu hành tinh khác có tên "2012 DZ" với kích thước lớn hơn, dao động từ 16 - 36 mét, cũng sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách an toàn khoảng 1 triệu km.
Ngày 23-2, Đài phát thanh và truyền hình quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (TRT) đưa tin đợt tuyết rơi dày kèm theo bão tuyết đã gây gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động tại 18 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến 2.173 tuyến đường bị phong tỏa.
Ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều địa phương ghi nhận tuyết rơi dày đến 40 cm, khiến hàng trăm khu dân cư và thôn làng bị cô lập hoàn toàn. Các đội cứu hộ đang nỗ lực khắc phục để thông đường, nhưng tại một số nơi, công tác cứu hộ phải tạm dừng do nguy cơ tuyết lở cao.
Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.
Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích
ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.
Không quân Italy điều biên đội tiêm kích hộ tống chuyến bay của American Airlines hạ cánh xuống Rome, sau khi phi cơ bị dọa đánh bom.
Mỹ không còn gọi Nga là 'kẻ xâm lược', và cụm từ 'sự xâm chiếm Ukraine của Nga' đã được Washington đề nghị đổi thành 'xung đột Ukraine'.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel sẵn sàng tiếp tục tham chiến ở Dải Gaza và sẽ hoàn thành đến cùng các mục tiêu của chiến dịch.
Tròn 3 năm xung đột ở Ukraine, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ họp bỏ phiếu dự thảo nghị quyết trung lập về Kiev do Mỹ đề xuất.
Ngày 23-2, Tòa thánh Vatican cập nhật Giáo hoàng Francis vẫn đang trong tình trạng nguy kịch khi ông chiến đấu với bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cho thấy dấu hiệu bị suy thận nhẹ.
Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.