Việt Nam đón hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế trong 3 tháng đầu năm.
Chính phủ vừa có nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3-2023, đã quyết nghị về việc xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Theo đó, thống nhất đổi tên thành Luật Căn cước, Chính phủ quy định chi tiết nội dung về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Đáng chú ý, Chính phủ cũng quyết nghị về việc cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi, đồng thời giao cơ quan soạn thảo cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, đảm bảo khả thi, tránh gây xung đột với các quy định pháp luật liên quan.
Quy định các nội dung trong luật phải mang tính ổn định, thống nhất cao. Những nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định đảm bảo linh hoạt trong điều hành, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.
Tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, sự phát triển công nghệ. Nguyên tắc là tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch, đảm bảo bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định.
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 3-2023 đạt 895.425 lượt khách, giảm 4% so với tháng 2-2023. Song gấp 21,5 lần cùng kỳ năm trước.
Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong quý I đạt hơn 2,6 triệu lượt khách, gấp 29,7 lần năm trước. Nhưng chỉ bằng 60% so với năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Các thị trường khách quốc tế lớn nhất gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Singapore, Campuchia.
Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 2,4 triệu lượt người, chiếm 89,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,4 lần cùng kỳ năm trước.
Bằng đường bộ đạt 241.900 lượt người, chiếm 9% và gấp 28 lần. Bằng đường biển đạt 33.700 lượt người, chiếm 1,2% và gấp 936,3 lần.
Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nội địa tháng 3-2023 ước đạt 7,5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 5 triệu lượt khách có lưu trú.
Tổng số khách du lịch nội địa trong quý I đạt 27,7 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 137.000 tỉ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, bãi nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
Cụ thể, tại Quyết định số 332/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Hồng Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Thành ủy Phan Thiết.
Ông Nguyễn Hồng Hải sinh ngày 5-6-1973, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kỹ thuật, kỹ sư Xây dựng cầu đường.
Trước khi nhận nhiệm vụ mới, ông Hải từng giữ các chức vụ phó giám đốc, giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận; phó Bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết. Từ tháng 8-2020 đến nay ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiết.
Tại Quyết định số 331/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Văn Phong, do Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM tiếp tục kéo dài hoạt động kể từ ngày 1-4-2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định 333 ngày 31-3 cho biết như trên.
Phó Thủ tướng giao UBND TP.HCM có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, phối hợp với các bộ, ngành trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý an toàn thực phẩm.
UBND TP.HCM đánh giá Ban Quản lý an toàn thực phẩm là mô hình mới, được Thủ tướng cho phép TP.HCM thí điểm từ tháng 12-2016, kéo dài 3 năm. Đến ngày 1-4-2020, Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian thí điểm thêm 3 năm.
Ngoài TP.HCM, hiện có Bắc Ninh và Đà Nẵng cùng có mô hình Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp tỉnh/thành, là cơ quan độc lập chuyên quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm, còn các tỉnh thành khác có mô hình Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế.
Do có nhiều mô hình khác nhau trong cả nước, đã xảy ra một số vướng mắc trong thanh tra, xử lý vi phạm, xây dưng và ban hành văn bản pháp quy... tại các tỉnh thành thí điểm mô hình mới.
Kết thúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 năm 2024, có hơn 41.500 thí sinh đăng ký, ít hơn so với năm 2023.
TPHCM - 231 sinh viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được Đại học Quốc gia TPHCM đưa về quê đón Tết trong ngày 3.2 trên chuyến...
Đối với xe con, điều quan trọng nhất là không bao giờ để lọt vào giữa hai xe cỡ lớn như xe tải, xe khách, xe container.
Điểm sàn xét tuyển Trường đại học Sư phạm TPHCM theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 dao động từ 19-23 điểm.
Vừa qua, nhiều tranh cãi nổ ra sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đưa ra ý kiến xem xét lại chuyện sử dụng chứng chỉ IELTS thay...
Trước một số ý kiến băn khoăn với phương án thi tốt nghiệp THPT 2+2 vì tiếng Anh không là môn bắt buộc, nhiều giáo viên tiếng Anh lại bày...
Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'đau lòng' khi một số học sinh vùng cao bỏ học lúc xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn được miễn giảm học phí và hỗ trợ ăn trưa.
Tối 31-12, hàng ngàn người dân đổ về trung tâm TP.HCM để xem pháo hoa, đón giao thừa khiến nhiều tuyến đường ùn ứ.
Trường ĐH Mở TP.HCM (MBS) là trường ĐH công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.