Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.
Tin thế giới 22/1: Nga mạnh tay với một nước Đông Bắc Á, Tổng thống Trump bắt đầu hành động về Ukraine, ba nước Sahel tung quân đội chung |
Gần 2 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ 2, ông Donald Trump đã tạo nên hàng loạt 'cơn sóng' dư luận về gần 100 sắc lệnh hành pháp mà ông ký ban hành. (Nguồn: EPA) |
* Nga vô hiệu hóa một số bản ghi nhớ liên chính phủ với Nhật Bản về hoạt động của các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cải cách của Tokyo tại lãnh thổ Nga nhằm góp phần tạo điều kiện thiết lập quan hệ đối tác song phương mang tính xây dựng.
Tin liên quan |
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn 'có ý' với kênh đào Panama, Nga nhắc nhở |
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, những động thái thiếu thân thiện "chưa từng có" của Tokyo với Moscow kể từ tháng 2/2022 là trái với tinh thần và văn bản của các bản ghi nhớ giữa hai nước. (TASS)
* Tổng thống Mỹ Donald Trump đúng khi nói rằng châu Âu không chi tiêu đủ cho quốc phòng, theo lời thừa nhận của Đại diện về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas.
Quan chức EU cho rằng, đã đến lúc phải đầu tư cho quốc phòng và Mỹ phải tiếp tục là "đồng minh mạnh nhất" của châu Âu. (AFP)
* Pháp ban hành lệnh bắt giữ mới đối với cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad với cáo buộc ông đồng phạm trong các tội ác chiến tranh, đặc biệt là việc phát động một cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào dân thường.
Lệnh bắt được ban hành ngày 20/1 trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ Salah Abou Nabour, một công dân mang hai quốc tịch Pháp-Syria bị thiệt mạng trong một cuộc không kích ở Syria ngày 7/6/2017. (Reuters)
* Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sụt giảm uy tín trong nước, chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng tín nhiệm các quan chức chính quyền do người dân quốc gia Đông Âu này bình chọn, sau cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Valeriy Zaluzhny, hiện giữ chức vụ Đại sứ tại Anh và lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Kirill Budanov.
Đây là kết quả của một cuộc khảo sát xã hội học do Trung tâm "Socis" của Ukraine thực hiện. (Telegram)
* Đức sẵn sàng đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ nếu Washington áp thuế mới đối với các sản phẩm của quốc gia Trung Âu, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc Berlin phải có cách tiếp cận độc lập trong quan hệ thương mại với Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump,
Quan chức Đức cũng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris. (THX)
* Hàn-Nhật-Trung thảo luận về việc tổ chức hội nghị ngoại trưởng ba bên vào cuối tháng 3 và các bên đều thể hiện thái độ tích cực. Nếu được thực hiện, Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul sẽ gặp người đồng cấp Iwaya Takeshi của Nhật Bản và Vương Nghị của Trung Quốc. (Yonhap)
* Điều tra viên lục soát văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và nơi ở của ông như một phần trong khuôn khổ cuộc điều tra của họ về nỗ lực ban hành thiết quân luật bất thành của nhà lãnh đạo bị luận tội.
Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) cho biết, cuộc đột kích nhằm mục đích thu giữ một chiếc điện thoại bảo mật. (Yonhap)
* Trung Quốc tuyên bố sẽ bảo vệ "lợi ích quốc gia" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể được áp dụng sớm nhất vào ngày 1/2 tới. (AFP)
* Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin vắn tắt về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin liên quan ông Trump kể từ khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11/2024. (Yonhap)
* Singapore chuẩn bị cho tổng tuyển cử với việc Thủ tướng nước này thành lập một ủy ban để xem xét các quy định bầu cử. Singapore thường tổ chức bầu cử trong vòng 2 tháng sau khi ủy ban công bố báo cáo về việc xem xét này.
Việc xem xét sẽ tập trung vào việc phân chia các khu vực bầu cử dựa trên những thay đổi về dân số. (Reuters)
* Indonesia thông qua gói ngân sách xây dựng thủ đô mới giai đoạn 2 (2025-2029) trị giá 48,8 nghìn tỷ Rupiah (2,99 tỷ USD). Điều này đánh dấu mức giảm đáng kể so với 89 nghìn tỷ Rupiah (5,45 tỷ USD) được phân bổ cho giai đoạn đầu tiên vào năm 2022-2024. (Jakarta Post)
* Ngoại trưởng các nước nhóm Bộ tứ, gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, nhóm họp tại Washington ngày 21/1, tái khẳng định cam kết về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.
Trong một tuyên bố chung, ngoại trưởng 4 nước khẳng định phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực hoặc cưỡng ép. Các bên thống nhất sẽ tiến hành gặp nhau định kỳ trong những tháng tới để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của nhóm, do Ấn Độ đăng cai tổ chức. (Reuters)
* Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan, sẽ thăm Lebanon lần đầu sau một thập kỷ, diễn ra vào ngày 23/1, sau nhiều năm căng thẳng quan hệ giữa hai bên.
Ngoại trưởng Saudi Arabia hoan nghênh việc thành lập một chính phủ mới ở Lebanon, song nhấn mạnh đến nhu cầu cải cách thực sự và cách tiếp cận hướng tới tương lai để đảm bảo tiến bộ bền vững. (Arab News)
* Syria hủy hợp đồng với Nga về việc cho Moscow quyền quản lý cảng với cam kết đầu tư hơn 500 triệu USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.
Chính quyền lâm thời ở Syria khẳng định, toàn bộ thu nhập từ hoạt động của cảng sẽ được sử dụng vì lợi ích của nhà nước Syria. (Al Watan)
* Iran tập trận quân sự gần biên giới Tây Bắc với Armenia và Azerbaijan, với mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị biên phòng và củng cố năng lực quân sự tại ba tỉnh vùng biên. (IRNA)
* Dải Gaza bước vào giai đoạn tái thiết xoa dịu nỗi đau, chữa lành vết thương và mang lại sự an ủi cho những đứa trẻ mồ côi, theo lời ông Khalil Al-Hayya, một thành viên cánh chính trị của Hamas. (THX)
* Liên minh các quốc gia Sahel (AES) gồm Niger, Burkina Faso và Mali thành lập lực lượng chung gồm 5.000 binh sĩ và sẽ sớm triển khai đến khu vực miền Trung Sahel đầy bất ổn. Lực lượng mới sẽ có trang thiết bị không quân và nguồn lực tình báo để hoạt động trên khắp lãnh thổ của ba quốc gia AES. (AFP)
* Tổng thống Trump giao nhiệm vụ cho Đặc phái viên phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg nhiệm vụ chấm dứt xung đột ở Ukraine trong vòng 100 ngày.
Theo tờ báo này, "việc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ khó khăn hơn nhiều so với những gì ông Trump đã cam kết trong chiến dịch tranh cử, khi ông tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trước khi nhậm chức". (Washington Post)
* Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với phản ứng mạnh mẽ ở trong nước khi có 18 bang và 2 thành phố lớn ở nước này đồng loạt nộp đơn kiện lên Tòa án liên bang tại Massachusetts nhằm ngăn chặn sắc lệnh hành pháp của ông về việc chấm dứt chính sách "quyền công dân theo nơi sinh" vốn đã tồn tại hơn 125 năm qua. (Reuters)
* Liên hợp quốc (LHQ) và Brazil quan ngại khi Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đồng thời mong muốn Washington sẽ xem xét lại quyết định này.
Chủ tịch Hội nghị lần thứ 30 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP30) Andre Correa do Lago quan ngại quyết định của Mỹ sẽ làm suy yếu nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu, do quốc gia này có lượng khí thải lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu. (TTXVN)
* Kênh đào Panama “không phải là món quà” từ Mỹ, theo lời Tổng thống Panama Jose Raul Mulino ngày 22/1. Bác bỏ tuyên bố của ông Trump muốn giành quyền kiểm soát tuyến đường thủy này, ông Munilo tuyên bố, kênh đào này thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama. (AFP)
Ngày 17-3, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ tiếp tục theo đuổi chiến dịch trên bộ tại thành phố Rafah dải Gaza, mặc áp lực quốc tế gia tăng.
Ngày 23/5, ông Mahamat Idriss Deby Itno đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Chad tại một buổi lễ ở thủ đô N'Djamena, với sự tham dự của một số nhà lãnh đạo trong khu vực.
Tòa án tỉnh Sverdlovsk kết án 16 năm tù với Evan Gershkovich, nhà báo thuộc tờ Wall Street Journal, vì tội 'làm gián điệp cho tình báo Mỹ'.
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức vào tối 5-7 (giờ VN), tân Thủ tướng Anh Keir Starmer thuộc Công đảng cam kết sẽ vực dậy đất nước và niềm tin của người dân bằng hành động thay vì lời nói.
Ông Trump lại tiếp tục mô tả người nhập cư là tội phạm nguy hiểm, kêu gọi án tử hình cho người nhập cư giết hại công dân Mỹ.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/5.
Ngày 13/11, Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU) ấn định thời gian vận động tranh cử tổng thống kéo dài 75 ngày, từ 28/11/2023 đến 10/2/2024.
Nghi phạm Robert Card từng gặp vấn đề tâm thần, nhưng luật bang Maine vẫn cho phép anh ta sở hữu súng, trước khi xả đạn bắn chết 18 người.
“Tôi sống ở Mỹ gần 20 năm nhưng chưa bao giờ chứng kiến đám cháy nào có sức tàn phá kinh khủng như vậy. Rất kinh sợ”, chị Lucy Nguyễn, người Việt Nam hiện sống ở California, thảng thốt.