Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Tin thế giới 2/4: Nước châu Á ra 'đòn' nhằm vào Nga, Belarus tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh, HĐBA họp khẩn vụ Đại sứ quán Iran bị tấn công |
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định, nước này không đe dọa ai mà muốn xây dựng tương lai hòa bình. (Nguồn: Getty Images) |
* Tổng thống Belarus tuyên bố chuẩn bị cho chiến tranh: Trong chuyến công tác tới Grodno ngày 2/4, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định thẳng thắn rằng, đất nước của ông "đang chuẩn bị cho chiến tranh".
Trích dẫn câu tục ngữ Latinh: "Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh", ông Lukashenko khẳng định đây là câu nói "rất chính xác", song tuyên bố Belarus không đe dọa ai, "không muốn đất của người khác" mà muốn xây dựng tương lai hòa bình và chỉ cam kết sáng tạo.
Tin liên quan |
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối) Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối) |
Cùng ngày, Belarus đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở khu vực biên giới với Ukraine và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Lithuania và Ba Lan, kéo dài 3 ngày ở hai khu vực Gomel và Grodno.
Mục đích tập trận nhằm huấn luyện các sĩ quan và binh sĩ phòng thủ khu vực cách thức bảo vệ những khu vực tương ứng của họ, cũng như cách thức hành động trong trường hợp có thiết quân luật. (Pravda)
* Nga tuyên bố giành thêm 403 km² lãnh thổ Ukraine từ đầu năm, theo thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 2/4.
Cụ thể, các điểm dân cư như Nevelskoye, Orlovka, Tonenkoye và Krasnoye ở Donetsk, làng Mirnoye ở Zaporozhye đều nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga trong năm nay.
Ngoài ra, ông Shoigu cho rằng, Kiev đang cố chuyển sự thù địch sang lãnh thổ LB Nga, sử dụng các hành động khủng bố và pháo kích vào dân thường, song các Lực lượng vũ trang nước này phản ứng một cách bất cân xứng trước những hành động như vậy của các tay súng Ukraine. (Sputnik)
* Đức đã chuyển 73 xe tăng Leopard cho Ukraine, trong đó có 55 xe lớp 1A5 và 18 xe lớp 2A6, theo lời Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức Siemtje Möller.
Bà Meller nói rõ rằng, chi phí sửa chữa những chiếc xe tăng này sẽ được chính phủ liên bang Ukraine chi trả toàn bộ.
Ngoài xe tăng Đức, Ukraine còn nhận được thiết bị quân sự từ các đối tác phương Tây khác, trong đó có 31 xe tăng Abrams của Mỹ, trong đó ít nhất 5 chiếc đã bị quân đội Nga phá hủy ở hướng Avdeevka.
* Armenia-Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau về các vụ đấu súng ở biên giới, qua đó thổi bùng căng thẳng mới nhất giữa hai nước ở Kavkaz, bất chấp các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra.
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, các vị trí của quân đội nước này ở vùng lãnh thổ Nakhchivan - dọc biên giới với Iran và miền Nam Armenia - đã bị các đơn vị của lực lượng vũ trang Armenia nhắm mục tiêu khai hỏa bằng vũ khí nhỏ.
Bộ Quốc phòng Armenia cho rằng, tuyên bố trên "không phù hợp với thực tế" và cáo buộc Azerbaijan đã nổ súng trước ở biên giới chung vào lúc 10h sáng giờ địa phương ngày 1/4 tại Kut và lúc 12h40 trưa 2/4 tại Teg.
Trước đó, ngày 1/4, Azerbaijan đã cáo buộc Armenia "tập trung nhân lực, xe thiết giáp, các kho pháo binh và hỏa lực hạng nặng khác" gần biên giới.
Yerevan phủ nhận cáo buộc trên, trong khi Bộ Quốc phòng Armenia cho biết, quân đội nước này đang tiến hành "các hoạt động công binh mang tính phòng thủ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ có chủ quyền của Armenia". (TASS)
* Vụ Đại sứ quán Iran tại Syria bị tấn công: Ngày 1/4, một vụ không kích nhắm mục tiêu vào tòa nhà phụ 5 tầng của Đại sứ quán Iran đã khiến 7 thành viên của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) tử vong.
Trong số những nạn nhân thiệt mạng có Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi và Chuẩn tướng Mohammad Hadi Haji Rahimi, đều là chỉ huy cấp cao của Lực lượng Quds, đơn vị hoạt động ở nước ngoài của IRGC.
Iran cáo buộc Israel gây ra vụ tấn công, dù cho đến nay, Israel vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Ngày 2/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cam kết sẽ có hành động đáp trả.
Các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Cuba, Syria, Pakistan đã lên án vụ tấn công, trong khi Mỹ khẳng định không hề dính dáng hay có các thông tin tình báo trước về vụ việc.
Phó đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky cho biết, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ sẽ tiến hành cuộc họp mở theo đề xuất của Nga vào lúc 15h ngày 2/4 (theo giờ Mỹ, 3h sáng ngày 3/4 giờ Việt Nam) nhằm thảo luận về vụ tấn công trên.
Phái đoàn của Iran tại LHQ cho biết: “Tehran bảo lưu quyền hợp pháp và vốn có của mình theo luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ để đưa ra phản ứng quyết liệt đối với những hành động đáng trách như vậy”.
Phái đoàn này cảnh báo cuộc tấn công “có khả năng gây ra nhiều xung đột liên quan các quốc gia khác” và kêu gọi HĐBA “lên án hành động tội ác phi lý này”. (Reuters, TASS, IRNA)
* Nhà nước Palestine: Ngày 1/4, Đại diện thường trực của Palestine tại LHQ Riyad Mansour cho hay, chính quyền nước này đang muốn thúc đẩy cuộc bỏ phiếu tại HĐBA ngay trong tháng 4 về việc công nhận tư cách thành viên đầy đủ của quốc gia Hồi giáo.
Ông Mansour tiết lộ thêm, Palestine muốn đưa vấn đề trên ra thảo luận tại HĐBA trong cuộc họp cấp bộ trưởng về Trung Đông vào ngày 18/4 tới, song kế hoạch chi tiết về cuộc bỏ phiếu vẫn chưa được lên lịch.
Cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết, nước này sẽ công nhận Nhà nước Palestine vào tháng 7 năm nay, đồng thời bày tỏ tin tưởng sẽ có nhiều quốc gia thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU) công nhận Nhà nước Palestine. (EFE, WAFA)
* Pháp đề xuất dự thảo nghị quyết về tình hình Dải Gaza lên HĐBA vào ngày 1/4, trong đó đưa ra những giải pháp để có thể triển khai hoạt động giám sát lệnh ngừng bắn ở dải đất ven biển Địa Trung Hải này.
Dự thảo kêu gọi lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, tạo điều kiện cung cấp viện trợ nhân đạo quy mô lớn cho người dân ở dải đất này, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả con tin còn lại vẫn bị bắt giữ tại Gaza.
Dự thảo nhấn mạnh sự cấp thiết đạt được một giải pháp hai nhà nước đối với cuộc xung đột Hamas-Israel hiện nay, thông qua một lộ trình đàm phán kiên quyết với những biện pháp không thể đảo ngược. (AFP)
* CHDC Congo có nữ Thủ tướng đầu tiên: Ngày 1/4, Tổng thống CHDC Congo Felix Tshisekedi bổ nhiệm Bộ trưởng Kế hoạch Judith Suminwa là Bộ trưởng Kế hoạch làm nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước này.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, bà Suminwa nhấn mạnh: “Tôi nhận thức được trách nhiệm to lớn… Chúng tôi sẽ nỗ lực vì hòa bình và phát triển đất nước”. (Reuters)
* Hàn Quốc tung trừng phạt mới nhằm vào Nga: Ngày 2/4, Hàn Quốc đã áp đặt trừng phạt đối với hai cá nhân Nga cùng các công ty của họ có dính líu việc đưa trái phép các nhân viên công nghệ thông tin (IT) Triều Tiên ra nước ngoài để giúp họ kiếm tiền cho việc phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Seoul cũng áp đặt trừng phạt đối với hai tàu của Nga, có tên Lady R và Angara, liên quan việc vận chuyển các container vật tư quân sự giữa Moscow và Bình Nhưỡng. Các biện pháp trừng phạt có hiệu lực từ ngày 3/4.
Hai cá nhân trong danh sách trừng phạt là Sergey Mikhaylovich Kozlov, người đứng đầu Intellekt LLC và Aleksandr Fyodorovich Panfilov, người đứng đầu Sodeistvie. Các công ty của họ cũng bị trừng phạt. (Yonhap)
* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào sáng 2/4 ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Tên lửa có thể đã rơi bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản vào lúc 7h04 (giờ Nhật Bản, 5h04 giờ Việt Nam).
Trong một thông báo, Nhật Bản cho hay, nước này sẽ nỗ lực hợp tác với các nước như Mỹ, Hàn Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn của người dân.
Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đã tăng cường giám sát và cảnh giác để chuẩn bị đối phó các vụ phóng tiếp theo cũng như duy trì tư thế sẵn sàng hoàn toàn trong khi chia sẻ thông tin với chính quyền Mỹ và Nhật Bản”.
Vài giờ sau vụ phóng, Mỹ-Nhật-Hàn đã tiến hành cuộc tập trận chung trên không 3 bên đầu tiên trong năm nay với sự tham gia của máy bay ném bom B-52 gần bán đảo Triều Tiên.
Các đặc phái viên hạt nhân của ba nước Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã thảo luận và lên tiếng phản đối vụ phóng trên. (Yonhap, Kyodo)
* Australia triệu Đại sứ Israel yêu cầu giải thích và "chịu trách nhiệm" về cái chết của nhân viên cứu trợ Australia Lalzawmi 'Zomi' Frankcom, theo lời Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 2/4.
Nhân viên cứu trợ người Australia Lalzawmi 'Zomi' Frankcom đã thiệt mạng trong một vụ tấn công mà các quan chức Palestine nói là một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Gaza. (ABC News)
* Mỹ-Australia-Nhật Bản-Philippines dự định tập trận chống ngầm ở Biển Đông vào ngày 7/4 tới.
Nếu được thực hiện đây sẽ là cuộc tập trận toàn diện đầu tiên có sự tham gia của hải quân 4 quốc gia tại vùng biển này. (Kyodo)
* Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công du 5 ngày, từ 1-5/4, tới Pháp và Bỉ, với chương trình nghị sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề nóng như viện trợ cho Ukraine, xung đột ở Gaza và kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chuyến thăm lần này đánh dấu lần đầu tiên ông Blinken tới Pháp sau gần 2 năm.
Đặc biệt, tại chuyến thăm Bỉ ngày 4/4, ông Blinken sẽ có cuộc gặp 3 bên với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (AFP, Reuters)
* Khủng hoảng ở Haiti: Cảnh sát quốc gia Haiti (PNH) đã trấn áp thành công vụ tấn công của băng nhóm tội phạm có vũ trang sáng 2/4 (giờ Việt Nam) nhằm vào Cung điện quốc gia - biểu tượng quyền lực chính trị của nước này.
Ít nhất 5 cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ mới nhất này. Băng nhóm tội phạm cũng đã đốt cháy một xe bọc thép của PNH.
Chính quyền Haiti đã quyết định gia hạn lệnh giới nghiêm đến ngày 3/4 tại khu vực phía Tây của đất nước, bao gồm thủ đô Port-au-Prince, do bạo lực tiếp tục leo thang.
Cùng ngày, Panama tuyên bố tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại Haiti do lo ngại tình hình an ninh bất ổn và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc khủng hoảng tại quốc gia Caribe này.
Trong khi đó, chính phủ lâm thời Haiti do Thủ tướng Ariel Henry đứng đầu đã công bố các bước chuyển giao quyền lực cho Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp, được thành lập hơn hai tuần trước với mục đích khôi phục trật tự hiến pháp. (AP)
Thủ tướng Hungary Viktor Orban lần đầu đến Kiev kể từ khi chiến sự bùng phát, để thảo luận với Tổng thống Zelensky về triển vọng hòa bình cho Ukraine.
Quả đạn pháo rơi xuống khu vực miền Bắc đất xảy ra khi quân đội Iran tiến hành các cuộc thử nghiệm đối với thiết bị bay không người lái và các hệ thống tấn công của nước này tại khu vực sa mạc.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador (AMLO) cho rằng, Mỹ nên giải quyết vấn đề di cư thông qua tăng cường đầu tư vào các nước Mỹ Latinh, thay vì xây tường và quân sự hóa khu vực biên giới hai nước.
Sở cảnh sát thành phố Lewiston xác định Robert Card, 40 tuổi, là nghi can trong loạt vụ xả súng bang Maine làm ít nhất 22 người thiệt mạng.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhiều khả năng sẽ tiến hành tổ chức lại nhân sự nội các vào tháng tới.
Chủ tịch Hội đồng Điều hành Nhà nước Myanmar đã quyết định ân xá cho cựu Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi, và bà sẽ bị quản thúc tại gia.
Nhật Bản kêu gọi từ bỏ thuyết răn đe bằng vũ khí hạt nhân dịp 78 năm ngày xảy ra vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Hiroshima.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắn rơi 109 UAV của Ukraine trong một ngày tại nhiều tỉnh, trong đó có nơi cách biên giới khoảng 400 km.
Theo Ukrinform, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết, nước này tiếp tục nỗ lực khôi phục Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen và chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.