Hội thảo được điều hành bởi chủ tọa là TS. Phí Vĩnh Tường - Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới và TS. Võ Thị Minh Lệ - Trưởng phòng Nghiên cứu các vấn đề phát triển toàn cầu (IWEP), với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Phát biểu tại hội thảo về chủ đề “Phát triển năng lượng tái tạo ở một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam”, TS. Nguyễn Linh Đan – Viện Kinh tế và Quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội phân tích xu hướng phát triển năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc, Thái Lan và Bangladesh – 3 quốc gia mà chuyên gia nhận định có những điểm tương đồng với Việt Nam về nhu cầu năng lượng, tốc độ phát triển của nền kinh tế và các cam kết giảm phát thải.
Bà Nguyễn Linh Đan cho rằng châu Á nói chung và các quốc gia này nói riêng đều có sự tăng tỷ trọng đáng kể năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, phù hợp với định hướng là các trung tâm sản xuất của thế giới. Nhu cầu năng lượng tái tạo ở châu Á và châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán có xu hướng tăng và sẽ chậm dần từ 2050, nhưng tỷ trọng trong cơ cấu năng lượng không thay đổi nhiều.
Từ các phân tích, chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tham khảo bài học từ các nước để tiếp tục đa dạng hóa các loại hình năng lượng tái tạo, các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo, tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn trong quá trình phát triển các loại năng lượng này.
Bên cạnh đó, cải thiện quy trình phân loại rắc và thu gom rác thải để tối ưu hóa công suất của các nhà máy điện rác cũng là điểm đáng chú ý. Cân nhắc năng lượng hạt nhân để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
ThS. Hoàng Thị Hồng Minh, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới chia sẻ hai câu chuyện điển hình của Đức và Ấn Độ trong việc huy động tài chính cho phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, dù trải qua các giai đoạn khác nhau, hai nước này vẫn tìm cách duy trì được nguồn tài chính dài hạn cho các chương trình năng lượng tái tạo, với nguồn đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Đức và Ấn Độ duy trì xu hướng tăng dù trải qua đại dịch COVID-19. Để làm được điều này, cách tiếp cận của Đức và Ấn Độ là áp dụng các cơ cấu tài chính đầu tư đa dạng: đa nguồn, đa lĩnh vực, đa thành phần – nhằm giúp giảm rủi ro và chi phí.
Nói về khía cạnh “phát triển năng lượng tái tạo và xung đột”, TS. Võ Thị Minh Lệ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đề cập đến những mâu thuẫn lợi ích, quan điểm,... có thể phát sinh trong quá trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có xung đột về tranh chấp đất đai, tài nguyên khoáng sản (quyền khai thác, tác động của hoạt động khai thác, hoặc cạnh tranh thương mại với khoáng sản).
Chuyên gia đưa ra khuyến nghị cần tiến hành đánh giá đầy đủ các tác động môi trường – xã hội của các dự án để có cách tiếp cận phù hợp, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm đảm bảo khai thác phát triển năng lượng tái tạo an toàn, bền vững.
Ông Vũ Tiến Dũng – đại diện một doanh nghiệp về năng lượng, nói về vai trò của năng lượng tái tạo trong xu thế “chuyển đổi kép”, bao gồm cả chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, qua đó doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh thương mại và thực hiện lộ trình cam kết về giảm phát thải.
Ông cho biết, song song với áp lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể sử dụng chính các thành tựu về chuyển đổi số để hỗ trợ cho chuyển đổi xanh và ngược lại. Quá trình này sẽ được đo lường bằng các thành tố ESG (quản trị bền vững), bao gồm các tiêu chí đánh giá một doanh nghiệp về tác động môi trường, xã hội và cách quản trị. Căn cứ vào thước đo này, các doanh nghiệp có thể dữ liệu hóa các báo cáo và tiến gần hơn đến việc đạt được các yêu cầu của thị trường quốc tế, gia tăng lợi thế cạnh tranh.
TS. Dư Văn Toán – Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo đưa ra cái nhìn tóm lược về các kịch bản chuyển dịch năng lượng Việt Nam, song song với xu thế chuyển dịch năng lượng của thế giới, qua đó nêu ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong phát triển năng lượng.
Trong đó, các cơ hội tập trung vào khả năng được tiếp cận công nghệ mới, nguồn vốn, tham gia vào chuỗi giá trị năng lượng toàn cầu. Một số thách thức được chỉ ra bao gồm tác động địa chính trị thế giới, các khung pháp lý và chính sách cần hoàn thiện, bên cạnh đó là cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở mức cao.
Khoảng 19h20' ngày 27/02/2023 tại khu vực trước cửa nhà số 180 Miếu Hai Xã, P. Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng, Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an quận Lê Chân, Hải Phòng phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Quang Huy đang có hành vi Mua bán trái phép chất ma túy. Kiến ThứcCác đối tượng Dũng, Huy và trên 1,6 kg ma túy các loại1 Tang vật thu giữ gồm 09g ma túy loại Methamphetamine; 01 Điện thoại di động; 1,86 triệu đồng. Tiến hành khám xét...
Ngày 3.10.2023, Đội Cảnh sát hình sự , Công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự 13 đối tượng...
Quân đội Nga đã nhắm mục tiêu vào thủ đô Kiev của Ukraine bằng tên lửa 3M22 Zircon mới nhất trong ngày 25/3, theo Pravda.
Các đại biểu HĐND TP.HCM đã đến khảo sát dự án 2,7km đường vành đai 2 TP.HCM đoạn qua địa bàn TP Thủ Đức.
Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh...
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo đoàn công tác xuống một công ty ở Khu công nghiệp Long Giang để điều tra...
Nguy cơ cháy nổ ở những khu nhà siêu nhỏ ngay trung tâm TP.HCM. Vụ cháy 'chung cư mini' khiến 56 người thiệt mạng tại Hà Nội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất an toàn phòng cháy chữa cháy tại các khu nhà san sát nhau. Ở TP.HCM, vấn đề phòng ngừa cháy nổ trở thành nỗi trăn trở khi thành phố vẫn còn tồn tại một số khu nhà siêu nhỏ. Nằm giữa trung tâm TP.HCM, khu Mả Lạng (thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) được biết đến là khu nhà siêu...
Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi sau thời gian trinh sát, theo dõi đường đi của phân bón giả khắp miền Trung, Tây Nguyên đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán phân giả. Khởi tố giám đốc công ty sản xuất phân giả.
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 dự kiến tổ chức vào tháng 8.2024.