Không có lương hưu, nhiều người cao tuổi đang bám trụ với nghề buôn bán tại các chợ truyền thống. Nhưng tình cảnh ế ẩm đang khiến người cao tuổi không khỏi lo lắng.
Một tháng chỉ có hai, ba ngày mở hàng
Bà Lâm là tiểu thương cao tuổi nhất chợ Mơ (Hà Nội), hằng ngày cố bám trụ với công việc buôn bán.
Ở tuổi ngoài 80, bà Lâm vẫn duy trì đều đặn công việc của mình - đi bộ từ nhà riêng đến chợ, một mình dọn hàng vào lúc 8 giờ sáng và ra về vào 5 rưỡi chiều. Nhưng khi tình hình buôn bán chung của chợ dần đi xuống, lượt khách đến mua hàng ở quầy của bà cũng thưa dần, lâm vào cảnh ế ẩm.
Nói với phóng viên, bà Lâm than thở: “Ế lắm, nói chung là khó khăn. Mỗi sáng tôi dọn hàng ra rồi cứ nằm đó thôi, đọc kinh rồi nghe đài cho hết ngày, chẳng có ai mua hay hỏi thăm.
Một tháng, chỉ được vài người hỏi hàng. Tiền bán được một tháng chẳng đủ để tôi đóng tiền thuế, tiền điện, tiền vệ sinh,... cho ban quản lý chợ. Hàng nhập về không bán được, bao nhiêu năm rồi vẫn hàng đấy, mẫu đấy, bán chẳng ai mua".
Trước đây, bà Lâm kể, khi chợ Mơ chưa được xây mới, tình hình buôn bán rất khả quan, nguồn thu về đều đặn, đủ để bà trang trải sinh hoạt. Nhưng từ năm 2009, khi chợ được quy hoạch và trùng tu, chợ chuyển xuống tầng hầm của một khu trung tâm thương mại, công việc buôn bán của các tiểu thương dần chững lại. Đặc biệt, sau 2 năm dịch bệnh cùng với sự phát triển của các hình thức mua bán online, người mua hàng dường như chẳng còn đặt chân đến các gian chợ truyền thống, đến những sạp hàng như của bà Lâm hay hàng trăm tiểu thương khác.
“Trước đây, chợ có đến 1.300 hộ nhưng giờ chỉ còn 300 hộ, 10 quầy thì đóng cửa hết 8. Chợ vắng cả người bán lần người mua, đến nỗi một hộ phải dàn ra ngồi đến 4,5 quầy, sao cho nhìn đỡ trống trải” - bà Lâm chia sẻ.
Bám chợ là cách cuối cùng
Trong hoàn cảnh buôn bán khó khăn, nhiều tiểu thương đã phải chọn cách từ bỏ công việc buôn bán, đóng cửa sạp vì ế ẩm kéo dài. Những tiểu thương lớn tuổi như bà Lâm thì không có lựa chọn nào khác ngoài cách bám trụ ở chợ, vì tuổi cao sức yếu, không thể kiếm việc làm mới, càng khó tiếp cận với các cách bán hàng hiện đại để đến gần hơn với người tiêu dùng. Hàng tháng, sạp hàng của bà dường như buôn bán không có lãi. Với bà Lâm bây giờ, ra chợ chỉ còn là niềm vui, để tuổi già đỡ trống trải, cô đơn.
Cùng tình cảnh với bà Lâm, bà Thân (80 tuổi, tiểu thương), buôn bán hàng mũ, len ở chợ Mơ đã gần 40 năm, cũng phải lắc đầu ngao ngán trước tình hình chợ vài năm trở lại đây.
“Có ngày tôi chẳng bán được đồng nào. Ngày nào may mắn thì được vài trăm, nhưng vẫn là không đủ để bù vào hơn 2 triệu tiền phí phải đóng mỗi tháng. Tôi thấy bán hàng bây giờ còn không bằng đi làm công. Nhưng tôi già rồi, chẳng biết làm gì khác, đành chịu cảnh vậy thôi, được đến đâu hay đến đó” - bà Thân chia sẻ.
Tại các chợ truyền thống, nhiều người là lao động tự do, không có thu nhập, hoặc người cao tuổi không có lương hưu.
Bà Lâm cho biết, bà không muốn phụ thuộc vào con cái, ở tuổi gần đất xa trời, làm được gì thì bà cố gắng làm.
Ông Đỗ Văn Sinh (65 tuổi, tiểu thương ở chợ Mơ) cho biết, dù có lương hưu nhưng thu nhập ít ỏi, con cái không thể dựa dẫm nên ông quyết định đăng ký gian hàng bán ở chợ.
"Mình về hưu nhưng vẫn có sức lao động. Những tưởng ra chợ bán hàng thì cũng kiếm đồng ra đồng vào nhưng ai ngờ chợ ế ẩm quá. Tôi không biết duy trì được bao lâu" - ông Sinh chia sẻ.
Dù vậy, nhưng ông Sinh cũng giãi bày rằng ngoài bán hàng sức khoẻ của ông không đủ điều kiện làm các công việc khác.
"Bạn bè tôi cũng khuyên đi làm bảo vệ, nhưng xương khớp tôi không tốt, mắt lại kém nên gần như không đáp ứng đủ điều kiện của các công ty bảo vệ" - ông Sinh chia sẻ. Đối với ông, bám chợ là hi vọng cuối cùng.
Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được...
Vừa tập trung phát triển kinh tế từ việc nuôi dúi, chim bồ câu Pháp, chị Bùi Thị Hà (55 tuổi, ở xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Thanh Hóa) vừa chia sẻ kinh nghiệm mô hình này cho các hộ dân khác để cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
9h sáng nay, giá vàng miếng được Doji và SJC niêm yết ở mức 77,5 - 79,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều. Như vậy, giá vàng miếng đã mất mốc 80 triệu đồng/lượng sau gần 1 tuần trụ vững ở ngưỡng này. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục ổn định ở ngưỡng 77,5 - 79,53 triệu đồng/lượng đối với SJC và 75,95 - 77,15 triệu đồng/lượng đối với Doji. Giá vàng trong nước giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Sáng nay,...
Ngày 2.11, UBND tỉnh Hải Dương đã họp thường kỳ tháng 11, trong đó cho ý kiến vào tờ trình về việc phê duyệt danh mục các dự án nhà ở xã hội thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2030.
Theo Báo Đại Biểu Nhân Dân, UBND quận 8 (TP HCM) kiến nghị Sở Xây dựng thành phố tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt chủ đầu tư dự án Dream Home Riverside (phường 7, quận 8) vì chậm bàn giao nhà cho khách hàng. Theo báo cáo của UBND quận 8, dự án Dream Home Riverside do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Lý Khương làm chủ đầu tư. Qua qu...
Đức đang tìm cách đảm bảo nguồn lithium cho các nhà sản xuất xe điện trong bối cảnh EU nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, những bất cập trong khai thác thủy sản mà EC chỉ ra được các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung khắc phục, đi vào thực chất.
Chị Nguyễn Thị Quyên và chồng ở thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) đã cải tạo vùng đất lò gạch cũ thành trang trại nuôi lợn cho doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm.