Ngày 9/2, Reuters đưa tin, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) xác nhận thành công trong thỏa thuận trung gian trao đổi 100 tù binh mỗi bên giữa Nga và Ukraine.
UAE làm trung gian cho thỏa thuận trao đổi tù binh Nga-Ukraine. (Nguồn: saudigazette) |
Sau gần 2 năm diễn ra xung đột Nga-Ukraine, đã có 50 đợt trao đổi tù binh giữa hai bên được thực hiện. (Nguồn: saudigazette) |
Trong bài đăng trên trang Telegram, Bộ Quốc phòng Nga đã ghi nhận “vai trò hòa giải nhân đạo” của UAE. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và cơ quan giám sát trao đổi tù binh của Ukraine cũng đưa ra thông tin tương tự.
Tin liên quan |
Nga nói hợp tác đầy đủ mức độ chưa từng có với Trung Quốc; ký thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân cùng Ấn Độ Nga nói hợp tác đầy đủ mức độ chưa từng có với Trung Quốc; ký thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân cùng Ấn Độ |
Bộ Ngoại giao UAE cho biết đây là nỗ lực hòa giải thứ ba giữa Nga và Ukraine trong năm 2024, đồng thời kêu gọi triển khai các giải pháp ngoại giao, đối thoại và giảm căng thẳng.
Trước đó, ngày 31/1, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, 195 binh sĩ nước này đã được Ukraine trả tự do trong đợt trao đổi tù binh cùng ngày. Phía Nga cũng thả lượng tù binh Ukraine tương ứng tại địa điểm không được công bố.
Bộ trên cho biết: "Vận tải cơ của không quân Nga sẽ đưa họ về Moscow để điều trị và phục hồi". Đây là thỏa thuận trao đổi tù binh do UAE làm trung gian và lẽ ra đã thực hiện vào ngày 24/1.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky nói Kiev tiếp nhận 207 người, gồm 27 sĩ quan, 180 binh sĩ.
Từ khi xung đột bùng phát hồi tháng 2/202 tới cuối tháng 1/2024, đã có 50 đợt trao đổi tù binh giữa hai bên được thực hiện. Giới chức Ukraine xác nhận, hơn 3.000 binh sĩ nước này được trả tự do. Nga không công bố con số tổng cộng, nhưng được cho là ít nhất 1.200 binh sĩ đã trở về.
Chính phủ Italy cân nhắc giao các thương hiệu ôtô không còn hoạt động cho các công ty Trung Quốc để khuyến khích mở nhà máy tại quốc gia này.
Ngày 24/8, Tổng tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan tuyên bố không tham gia đàm phán hòa bình tại Thụy Sỹ với nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
Nhiều người Israel lo sợ về vụ tập kích của Iran nhưng vẫn tin tưởng vào khả năng phòng thủ của đất nước, một số còn kêu gọi trả đũa.
Khi quân đội Israel hạ sát người sáng lập Hamas năm 2004, ông Benjamin Netanyahu tuyên bố đó sẽ là đòn răn đe nhóm này, nhưng thực tế không đúng như vậy.
Một tòa nhà cao tầng ở thủ đô Beirut của Lebanon đổ sập trong tích tắc trước sự bàng hoàng của người dân, sau khi trúng tên lửa Israel.
Việt Nam giới thiệu Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Thị Lan Anh ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.
Từ ngày 28/8-3/9, nhân kỷ niệm lần thứ 79 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Angola do Đại sứ Dương Chính Chức dẫn đầu, có chuyến công tác tới hai địa phương là tỉnh Benguela và tỉnh Huila với nhiều hoạt động đa dạng.
Hai tuyến cáp quang đáy biển ở vùng Baltic bị hư hại, khiến các nước trong khu vực lo ngại nguy cơ phá hoại theo mô hình chiến tranh lai.
Chính quyền Israel nâng mức cảnh báo tới công dân tại Ai Cập và Jordan, thúc giục rời đi 'càng sớm càng tốt', đồng thời yêu cầu tránh tới Malaysia và Indonesia.