Nhiều người Israel lo sợ về vụ tập kích của Iran nhưng vẫn tin tưởng vào khả năng phòng thủ của đất nước, một số còn kêu gọi trả đũa.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đêm 13/4 phóng UAV, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nhằm vào nhiều mục tiêu ở Israel để đáp trả vụ không kích tòa lãnh sự Iran tại Syria hồi đầu tháng. Israel tuyên bố đã đánh chặn phần lớn UAV, tên lửa của Iran với sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh.
Người dân Israel ở Jerusalem sáng 14/4 không nhận thấy sự thay đổi đáng kể nào ở những nơi tập trung đông người như chợ, ga tàu, xe buýt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bày tỏ lo lắng.
"Tình hình thực sự đáng sợ vì chúng tôi vẫn lo ngại về những vụ đánh bom, tập kích có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất vui vì có đồng minh giúp đỡ, khiến hầu hết UAV, tên lửa chưa thể chạm tới Israel. Chúng tôi mong sự leo thang này sớm chấm dứt", Ayala Salant, 48 tuổi, sống ở Jerusalem, nói.
Yishai Levi, 67 tuổi, cho rằng vụ tập kích đã khiến Israel một lần nữa chứng tỏ ưu thế công nghệ. "Chúng ta đã xử lý rất ấn tượng", Levi nói.
Vụ tập kích đánh dấu leo thang căng thẳng trong khu vực khi Israel còn đang xung đột với nhóm vũ trang Hamas ở Dải Gaza.
Tuy nhiên, Sharin Avraham, 31 tuổi, nói rằng "việc chiến đấu với một quốc gia là cuộc chiến khác so với Hamas" và đề nghị chính phủ Israel đáp trả.
"Không nên để cuộc tấn công của Iran chìm xuống. Chúng ta phải đáp trả vì Iran là một quốc gia. Nhà nước Israel cần chứng tỏ sự mạnh mẽ và không dễ dàng bỏ qua chuyện như thế này", Avraham nói.
Gil, cư dân 30 tuổi ở Jerusalem, cho rằng vụ tấn công của Iran không quá đáng sợ. "Thật vui vì phương Tây sát cánh cùng chúng ta và giúp chúng ta đánh chặn", Gil cho biết.
Tuy nhiên ở khu vực bắc Israel, gần Lebanon, nơi có nhóm Hezbollah thân Iran, người dân cho biết họ vẫn rất lo sợ.
"Chúng tôi không thể sống mà không quan tâm xung quanh. Xung quanh chúng tôi luôn có những người khiến chúng tôi lo sợ. Chúng tôi sợ nổ ra chiến tranh, sẽ ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày", bà Waheb Khalayla, 68 tuổi, đến từ thị trấn Majd al-Krum, Galile, nói.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm phản đối bất kỳ nước nào tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi nhiều quan chức cấp cao Mỹ gặp gỡ nhân vật này ở New York (Mỹ).
Australia công bố các biện pháp mới nhằm bảo vệ người dân Australia khỏi sự can thiệp từ nước ngoài, trong bối cảnh xuất hiện bằng chứng cho thấy các điệp viên nước ngoài đã theo dõi và đe dọa các cộng đồng đa văn hóa.
Với tuyên bố sẵn sàng giải cứu, phe Dân chủ kỳ vọng Chủ tịch Hạ viện Johnson tiếp tục dựa vào họ để đối phó phe cực hữu trong Cộng hòa.
Tổng thống Kenya William Samoei Ruto sẽ thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 4-6/12 theo lời mời của Tổng thống Droupadi Murmu.
Tổng thống Macron cho hay tuyên bố về ý tưởng đưa quân tới Ukraine không đồng nghĩa Pháp sẽ điều lính đến nước này trong tương lai gần.
Nga và Ukraine có thể đã mất tổng cộng 800.000 binh sĩ trong hai năm chiến sự, cùng hàng nghìn khí tài hai bên bị phá hủy trong giao tranh.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này từ 18 tuổi trở lên đang ở nước ngoài có thể bỏ phiếu vắng mặt qua thư, thư điện tử hay fax.
Nhận lời mời của chính phủ Nhật Bản, Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 24-29/10.
Moskva nói dự thảo hòa bình được Nga - Ukraine thảo luận vào đầu xung đột năm 2022 có thể là khởi đầu cho tiến trình đàm phán hiện nay.