Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

10:45 25/07/2025

Ông Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh "rất hay" khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?

Tổng thống Trump phát biểu trong bữa tiệc với các nhà lãnh đạo châu Phi, trong đó có Tổng thống Liberia Joseph Nyuma Boakai tại Nhà Trắng ngày 9-7 - Ảnh: REUTERS

Trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 9-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến dư luận chú ý khi khen ngợi Tổng thống Liberia, ông Joseph Boakai, về khả năng nói tiếng Anh trôi chảy:

"Tiếng Anh hay quá. Ngài học ở đâu mà nói tiếng Anh hay như vậy, ở Liberia sao? Thật thú vị. Tiếng Anh của ngài rất hay. Có người ở bàn này còn không nói được hay như vậy".

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh ngay lập tức gây ra nhiều ý kiến trái chiều, đồng thời khiến nhiều nhiều người tò mò về ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.

Tuy nhiên, theo trang kiểm chứng PolitiFact, tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Nhìn từ lịch sử

Theo PolitiFact, Liberia được thành lập vào những năm 1820 như một phần của phong trào “thực dân hóa” do Mỹ khởi xướng, với mục tiêu đưa người Mỹ gốc Phi tự do trở về châu Phi thay vì tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng và xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ.

  • Ông Trump sẽ ký sắc lệnh đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của MỹĐỌC NGAY

Phong trào này bắt nguồn từ lo ngại của nhiều người Mỹ da trắng, trong đó có cả Tổng thống James Madison, trước làn sóng người da đen được trả tự do ngày càng tăng.

Một số người cho rằng người da đen “không thể hòa nhập”, trong khi những người khác sợ rằng người da đen tự do có thể kích động nô lệ nổi dậy hoặc bỏ trốn về phương Bắc.

Năm 1816, các nhân vật quyền lực da trắng thành lập Hội Thực dân hóa Mỹ (American Colonization Society) nhằm thực hiện kế hoạch đưa người da đen tự do trở lại châu Phi.

Phong trào này nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía đối lập: những người chủ nô muốn củng cố hệ thống nô lệ bằng cách loại bỏ người da đen tự do, trong khi các nhà bãi nô xem đây là cách giải phóng mà không cần tiến tới hội nhập chủng tộc.

Bên cạnh đó, một bộ phận người Mỹ gốc Phi cũng ủng hộ ý tưởng này, coi đó là cơ hội thoát khỏi phân biệt chủng tộc và bắt đầu cuộc sống mới trên chính lục địa tổ tiên.

Sự thành lập Liberia

Năm 1820, chuyến tàu đầu tiên của Hội Thực dân hóa Mỹ đưa khoảng 90 người Mỹ gốc Phi đến đảo Sherbro (nay thuộc Sierra Leone), nhưng phần lớn đã thiệt mạng vì bệnh tật.

Đến năm 1822, nhóm định cư quay trở lại và bắt đầu xây dựng một cộng đồng mới. Năm 1824, vùng định cư này được đặt tên là Liberia - bắt nguồn từ chữ "liberty" (tự do).

Thủ đô của Liberia được gọi là Monrovia để vinh danh Tổng thống James Monroe - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ phong trào này.

Tuy vậy, theo nhà sử học Nicholas Guyatt, trong suốt bốn thập kỷ trước Nội chiến Mỹ, chỉ khoảng 10.000 người Mỹ gốc Phi thực sự di cư sang Liberia.

Ngoài ra, Liberia còn tiếp nhận hàng nghìn người châu Phi được Hải quân Mỹ giải cứu khỏi các tàu buôn nô lệ bất hợp pháp.

Năm 1847, Liberia chính thức tuyên bố độc lập, chấm dứt sự kiểm soát của Hội Thực dân hóa. Đến cuối thế kỷ 19, quốc gia này có khoảng 15.000 người Mỹ gốc Phi, 300 người gốc Caribê, và 6.000 người châu Phi được giải cứu khỏi tàu nô lệ định cư tại đây.

Hậu duệ của họ, được gọi là người Mỹ-Liberia (Americo-Liberians), chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng nắm toàn bộ quyền lực chính trị trong nhiều thập kỷ.

Người Liberia bản địa mãi đến năm 1904 mới được công nhận là công dân, và phải đợi đến năm 1946 mới có quyền bầu cử.

Chế độ do người Mỹ-Liberia kiểm soát sụp đổ sau cuộc đảo chính đẫm máu năm 1980, do các binh sĩ bản địa tiến hành. Sau nhiều năm hỗn loạn và nội chiến, hòa bình mới được lập lại vào năm 2003.

Tổng thống Liberia Joseph Boakai - Ảnh: REUTERS

Hiện nay, Liberia là một nước cộng hòa dân chủ do Tổng thống Joseph Boakai lãnh đạo. Ông là người dân tộc Kissi, nói thông thạo tiếng Kissi, tiếng Mendi và tiếng Anh.

Dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, hơn 20 ngôn ngữ bản địa vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, phản ánh sự đa dạng và phong phú của di sản ngôn ngữ Liberia.

Đáng chú ý, quốc kỳ Liberia - ra đời năm 1827 - mang đậm ảnh hưởng của lá cờ Mỹ, như một biểu tượng rõ nét cho mối liên hệ lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia.

Người dân cầm cờ Liberia - Ảnh: REUTERS
Có thể bạn quan tâm
Thanh Hóa, Quảng Trị vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Thanh Hóa, Quảng Trị vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

21:45 25/07/2025

Ngày 17/6, Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quảng Trị đã tổ chức các hoạt động thử nghiệm trước khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.

Cụ bà vượt qua nguy kịch nhờ 4 cán bộ công an hiến máu

Cụ bà vượt qua nguy kịch nhờ 4 cán bộ công an hiến máu

21:45 25/07/2025

Nhờ sự tham gia hiến máu kịp thời của 4 chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh đã giúp một cụ bà 92 tuổi vượt qua cơn nguy kịch.

Sập cầu ở Ấn Độ, 10 người thiệt mạng

Sập cầu ở Ấn Độ, 10 người thiệt mạng

21:45 25/07/2025

Ít nhất 10 người thiệt mạng sau khi một đoạn cây cầu ở bang Gujarat bị sập xuống sông, kéo theo nhiều phương tiện.

Cháy xưởng tái chế kim loại khiến 4 người chết: Xác định nguyên nhân ban đầu

Cháy xưởng tái chế kim loại khiến 4 người chết: Xác định nguyên nhân ban đầu

14:45 22/07/2025

Chiều 28/6, một vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại một nhà xưởng tái chế kim loại thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, khiến 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương nặng. Cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân vụ cháy là do nổ đường ống dẫn khí trong xưởng. Hiện trường vụ cháy tới 20h ngày 28/6. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 14h cùng ngày, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh...

Tây Ninh quyết liệt chống buôn lậu vùng biên giới

Tây Ninh quyết liệt chống buôn lậu vùng biên giới

12:46 17/07/2025

Mặc dù gặp khó khăn do có đường biên giới dài với nhiều đường mòn, lối mở, các đơn vị chức năng tỉnh Tây Ninh liên tục triệt phá, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu quy mô lớn từ đầu năm 2025 đến nay.

Hội đồng trường thành viên có làm giảm vai trò đại học quốc gia, đại học vùng?

Hội đồng trường thành viên có làm giảm vai trò đại học quốc gia, đại học vùng?

02:45 13/07/2025

Nhiều ý kiến cho rằng mô hình hội đồng đại học quốc gia và hội đồng trường đại học thành viên đang hoạt động tốt, dù có những khúc mắc giai đoạn đầu.

Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở Kaliningrad

Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở Kaliningrad

02:00 12/07/2025

Nga tuyên bố sẽ đóng cửa tổng lãnh sự quán Ba Lan ở lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad để đáp trả động thái tương tự trước đó của Warsaw.

Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc

Chỉ trình Quốc hội xem xét những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc

14:45 11/07/2025

Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc trong điều hành kinh tế-xã hội.

Người trẻ Việt không đợi giàu mới quản lý tiền

Người trẻ Việt không đợi giàu mới quản lý tiền

11:00 11/07/2025

Bắt đầu vì thấy vui - ở lại vì thấy hiệu quả. Hành vi tài chính mới của người trẻ Việt đang được kích hoạt bằng trải nghiệm số.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale