Tiêm vaccine bạch hầu rồi có nguy cơ mắc bệnh nữa không?

09:30 09/07/2024
Theo bác sĩ Trần Quang Đại, Phòng Tiêm chủng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền chủ yếu theo đường hô hấp. Bệnh này do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên.

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vaccine Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỷ lệ nhiễm bạch hầu giảm mạnh vào những năm 2010.

Vaccine phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vaccine 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.

Trẻ em cũng như người lớn được tiêm vaccine đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng khuyến cáo có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu. “Nghĩa là người đã tiêm vaccine bạch hầu sẽ không có nguy cơ mắc bệnh này. Người lớn chỉ cần tiêm một mũi, nếu có điều kiện thì tiêm nhắc lại, để tăng miễn dịch kháng thể”, bác sĩ Đại nói.

Vaccine phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ. (Ảnh minh hoạ)

Nguồn gây bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Phan Văn Mạnh, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Biểu hiện bệnh

Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt.

Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu. Khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: Sốt tăng 38-38,5 độ C, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng.

Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận.

Điều trị bệnh bạch hầu thế nào?

Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu).

Bên cạnh đó, kháng sinh (thường là Penicillin và Erythromycin) cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.

Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, quản lý tim mạch và chế độ dinh dưỡng.

Phòng bệnh bạch hầu

Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Vaccine bạch hầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm
5 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa mừng Xuân Giáp Thìn tại Bình Thuận

5 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa mừng Xuân Giáp Thìn tại Bình Thuận

17:20 08/01/2024

Bình Thuận - Ngày 8.1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh đã ký văn bản về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể...

Khánh Hòa chuyển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khỏi TP Nha Trang

Khánh Hòa chuyển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khỏi TP Nha Trang

12:30 13/03/2023

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa sẽ được chuyển đến xã Diên An (huyện Diên Khánh), nơi quy hoạch sáp nhập vào TP Nha Trang trong tương lai.

Đoàn viên Công đoàn hiểu về trách nhiệm xã hội qua Chương trình hiến máu

Đoàn viên Công đoàn hiểu về trách nhiệm xã hội qua Chương trình hiến máu

16:00 20/02/2023

Hà Nội - Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức Chương trình hiến máu tình nguyện năm 2023 với chủ đề...

Bộ Quốc phòng thông tin về tai nạn máy bay Su-22 ở Quảng Nam

Bộ Quốc phòng thông tin về tai nạn máy bay Su-22 ở Quảng Nam

16:10 09/01/2024

Chiều 9/1, Bộ Quốc phòng cho biết, chiếc máy bay quân sự Su-22 vừa gặp tai nạn trên địa bàn Quảng Nam thuộc biên chế Trung đoàn 929, Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không - Không quân.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch điều hành UBND tỉnh Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch điều hành UBND tỉnh Gia Lai

16:10 07/06/2024

Phó chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Lịch, 48 tuổi, được phân công điều hành UBND tỉnh Gia Lai đến khi cấp thẩm quyền có quyết định nhân sự mới.

Thảm án từ 'cuộc chiến phong thuỷ' với gia đình hàng xóm

Thảm án từ 'cuộc chiến phong thuỷ' với gia đình hàng xóm

00:20 30/01/2024

Sợ vận xui, doanh nhân Lý Lĩnh Đào mời thầy phong thủy tư vấn giúp đổi vận và đấu trí về 'hút tài lộc' với hàng xóm, dẫn đến thảm án sát hại 8 người.

Hậu Giang biểu dương điển hình tiên tiến CNVCLĐ trong bảo vệ an ninh tổ quốc

Hậu Giang biểu dương điển hình tiên tiến CNVCLĐ trong bảo vệ an ninh tổ quốc

17:20 22/12/2023

Chiều 22.12, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hậu Giang phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức,...

Cho hoàn thiện cầu đáy kính từng xây dựng không phép ở Thung lũng tình yêu

Cho hoàn thiện cầu đáy kính từng xây dựng không phép ở Thung lũng tình yêu

18:30 06/05/2023

Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đồng ý cho hoàn thiện cầu đáy kính tại danh thắng Thung lũng tình yêu. Công trình này vốn xây dựng không phép, bị dừng thi công 3 năm qua.

Giải thưởng Nobel ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí?

Giải thưởng Nobel ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí?

08:45 14/10/2024

Ít ai biết rằng giải thưởng Nobel danh giá tôn vinh các nhân vật xuất chúng của nhân loại lại ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí Pháp.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới