Tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, ĐBSCL đang dần tụt hậu

12:45 12/12/2023

Vòng xoáy đi xuống về nguồn nhân lực vẫn đang tiếp diễn; tỉ lệ lao động qua đào tạo của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạt 15%, thấp hơn Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%); các nút thắt thể chế đang làm cản trở phát triển kinh tế vùng... là các vẫn đề cần nhận diện và tháo gỡ được đưa ra tại Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 do VCCI công bố vào ngày 12.12 tại Cần Thơ.

Giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu

Theo báo cáo, trước ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm thì với mức tăng trưởng 8%, Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự suy giảm sức cầu cả trong và ngoài nước khiến tăng trưởng của Việt Nam trong 9 tháng 2023 chỉ đạt 4,2% so với cùng kỳ.

Tương tự như cả nước, kinh tế vùng ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 nhưng chậm hẳn lại trong năm 2023. Đóng góp cho sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 là sự hồi phục mạnh mẽ của khu vực công nghiệp và dịch vụ với mức tăng trưởng năm 2022 đạt 11%. Đồng thời, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trường ổn định so với giai đoạn trước.

Vòng xoáy đi xuống về nguồn nhân lực vẫn đang tiếp diễn ở ĐBSCL. Sau hai năm đại dịch với dân số tăng mạnh do lao động hồi hương, đến năm 2022, tình hình dân số vùng ĐBSCL quay về xu hướng trước đó khi người lao động bắt đầu quay trở lại vùng Đông nam bộ.

Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, dân số của ĐBSCL chỉ tăng khoảng 10.000 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của ĐBSCL (0,55%) cũng thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7%). Kết hợp với mức độ già hóa dân số cao nhất nước, ĐBSCL sẽ nhanh chóng mất đi trạng thái dân số vàng chỉ trong vài năm tới.

Bên cạnh đó là chất lượng lao động, thể hiện qua tỉ lệ lao động qua đào tạo, của ĐBSCL tuy có cải thiện song vẫn luôn là một quan ngại lớn. Trong năm 2022, tỉ lệ này tại ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Số lượng và chất lượng lao động thấp đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của Vùng.

Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL. Ảnh: Nguyên Anh

Tuy nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP của Vùng nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế Vùng. Ngành này hiện tạo ra 34% GRDP của Vùng, được đầu tư lớn thứ hai (khoảng 32 nghìn tỉ đồng mỗi năm) nhưng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng dưới mức trung vị (3%).

Báo cáo chỉ ra rằng, ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu so với đà tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hai thập niên trước, ĐBSCL còn đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước thì đến nay, tỉ trọng này chỉ còn 12%.

Nhận diện điểm nghẽn

Từ những nghiên cứu trước, báo cáo năm 2023 xác định thể chế, quản trị, và liên kết vùng là nội dung then chốt, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ĐBSCL trong hiện tại và dài hạn.

Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, liên kết vùng không chỉ là sự hợp tác để tạo lợi thế, khai thác tối đa tiềm lực kinh tế giữa các địa phương trong vùng, giữa ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh, mà đó còn là cơ sở để tiến tới thực hiện nhất quán các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL, các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023. Ảnh: Đạt Phan

Quá trình nghiên cứu cho thấy, 6 nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức hiện nay ở ĐBSCL, bao gồm: điều kiện tự nhiên; công nghệ; vốn nhân lực; kết cấu hạ tầng; môi trường đầu tư – kinh doanh; và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng. Các nguyên nhân trực tiếp này lại là kết quả của nhiều thể chế, chính sách, và các quá trình kinh tế đan xen được tạo thành từ những nguyên nhân thể chế có tính nền tảng. Như vậy các nút thắt thể chế đang làm cản trở phát triển kinh tế vùng trong hiện tại và nếu không được điều chỉnh, cả trong dài hạn thì Vùng sẽ khó phát triển nhanh và bền vững.

Theo ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI khu vực ĐBSCL, báo cáo năm nay ra mắt trong bối cảnh các tỉnh ĐBSCL vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương, đồng thời Vùng cần cơ chế hợp tác giữa các tỉnh để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt. Có như thế, ĐBSCL mới có thể thành “điểm sáng” trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội theo mục tiêu đề ra của Nghị quyết 13-NQ-TW đề ra.

Có thể bạn quan tâm
Triều cường vượt báo động 3, nhiều nơi ở miền Tây nguy cơ ngập úng vào cuối tuần

Triều cường vượt báo động 3, nhiều nơi ở miền Tây nguy cơ ngập úng vào cuối tuần

06:00 19/09/2024

Mực nước đầu nguồn đổ về miền Tây tiếp tục tăng cao, kết hợp với triều cường dự báo đạt và vượt mức báo động 3 vào các ngày cuối tuần này, có thể gây ngập ở các vùng trũng thấp, ven sông và nội đô Cần Thơ, Vĩnh Long…

Hậu Giang: Đại hội điểm CĐ cấp huyện đặt mục tiêu kết nạp mới 500 đoàn viên

Hậu Giang: Đại hội điểm CĐ cấp huyện đặt mục tiêu kết nạp mới 500 đoàn viên

14:30 19/04/2023

Sáng 19.4, Công đoàn huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang ) long trọng tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028, với sự tham dự của 168...

Cấm đường Lương Thế Vinh để thi công: Gây ra nhiều bất tiện cho người dân

Cấm đường Lương Thế Vinh để thi công: Gây ra nhiều bất tiện cho người dân

08:00 15/03/2023

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa chấp thuận phương án phân luồng tổ chức giao thông trên đường Lương Thế Vinh để phục vụ thi công gói thầu...

Chìm tàu khiến 13 ngư dân mất tích: Tàu Cảnh sát biển kết thúc tìm kiếm

Chìm tàu khiến 13 ngư dân mất tích: Tàu Cảnh sát biển kết thúc tìm kiếm

20:20 22/10/2023

Liên quan 2 vụ chìm tàu câu mực khiến 13 ngư dân Quảng Nam mất tích ở Trường Sa, tối 22/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, lúc 11h25 cùng ngày, tàu Cảnh sát biển 8002 kết thúc tìm kiếm cứu nạn, được lệnh di chuyển cứu nạn và chở 1 ngư dân của tàu cá tỉnh Quảng Ngãi bị tai biến về đất liền; đồng thời bàn giao công tác chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường cho tàu KN 471 tiếp tục tìm kiếm. Liên quan công tác tìm kiếm, đến...

Đòi tiền trong lúc nhậu, chủ nợ bị đâm tử vong

Đòi tiền trong lúc nhậu, chủ nợ bị đâm tử vong

06:20 06/09/2023

Sa đi taxi đến đòi nợ, thấy vậy Hậu lấy con dao từ túi quần đâm liên tục 3 nhát vào người Sa. Nhóm bạn của Hậu cũng chạy tới tấn công nạn nhân.

Dông lốc trong đêm, hàng trăm ngôi nhà ở Lào Cai bị tốc mái, thiệt hại chục tỉ đồng

Dông lốc trong đêm, hàng trăm ngôi nhà ở Lào Cai bị tốc mái, thiệt hại chục tỉ đồng

12:30 01/05/2024

Trận dông lốc diện rộng xảy ra đêm 30.4, rạng sáng 1.5 trên địa bàn Lào Cai khiến 249 nhà dân bị tốc mái, thiệt hại lớn về tài sản.

10.500 chỗ ở cho tân sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, phí ra sao?

10.500 chỗ ở cho tân sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, phí ra sao?

11:20 07/08/2024

Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM dự kiến tiếp nhận 35.500 sinh viên trong năm học 2024-2025. Sinh viên cho hay phí ký túc xá tăng so với năm trước.

Liên tiếp phát hiện thi thể trôi dạt chưa xác định danh tính

Liên tiếp phát hiện thi thể trôi dạt chưa xác định danh tính

10:40 12/11/2023

Lực lượng chức năng đang xác minh danh tính thi thể nam giới trôi dạt vào bờ biển xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy

7 công nhân chết ở Yên Bái: Một người dùng cán chổi chọc rơle làm máy chạy

20:10 26/04/2024

Theo cảnh sát, khi thấy ngăn kéo bảng điều khiển bị kẹt, Hùng lấy một đoạn cán chổi dài khoảng 80cm chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, khởi động máy nghiền số 3, dẫn đến máy nghiền quay.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới