Giới chức Thụy Điển bắt tàu hàng treo cờ Malta bị nghi ngờ làm hỏng tuyến cáp quang biển nối giữa nước này và Latvia.
Các công tố viên Thụy Điển ngày 26/1 tuyên bố họ đã mở một cuộc điều tra sơ bộ xoay quanh nghi ngờ về "hành vi phá hoại" nghiêm trọng. Họ ra lệnh bắt một tàu ở Biển Baltic với cáo buộc nó làm hỏng tuyến cáp quang ngầm nối Latvia và đảo Gotland của Thụy Điển vào sáng hôm đó.
"Chúng tôi đã có mặt tại hiện trường, nơi con tàu bị bắt, và đang thực hiện các biện pháp theo quyết định của công tố viên", Mattias Lindholm, phát ngôn viên cảnh sát biển Thụy Điển cùng ngày thông báo.
Trước đó, Latvia ghi nhận gián đoạn tín hiệu trên tuyến cáp chạy từ thị trấn Ventspils đến đảo Gotland. "Có lý do để kết luận rằng tuyến cáp đã bị hư hỏng đáng kể do tác động từ bên ngoài", Vineta Sprugaine, giám đốc Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Latvia, cho biết.
Truyền thông Thụy Điển đưa tin con tàu bị nghi làm hỏng tuyến cáp quang có tên Vezhen treo cờ Malta. Phương tiện đang neo đậu gần cảng Karlskrona, miền nam Thụy Điển.
"Con tàu đã bị cảnh sát biển Thụy Điển đuổi theo. Họ yêu cầu tàu đi vào vùng biển của họ và nó đang neo đậu nơi cuộc điều tra đang diễn ra", Alexander Kalchev, Tổng giám đốc điều hành của Navigation Maritime Bulgare, chủ sở hữu của Vezhen, nói. Ông phủ nhận tàu tham gia vào bất kỳ hành vi phá hoại nào.
Theo dữ liệu từ trang theo dõi tàu thuyền Vesselfinder, tàu Vezhen khởi hành từ cảng Ust-Luga của Nga vài ngày trước, đang di chuyển giữa đảo Gotland và Latvia vào thời điểm xảy ra sự cố.
Thủ tướng Latvia Evika Siliņa cho biết chính phủ nước này "đang hợp tác chặt chẽ với đồng minh Thụy Điển và NATO để điều tra, điều động lực lượng tuần tra và kiểm tra các tàu thuyền đi qua khu vực này".
Mats Ljungqvist, công tố viên cấp cao của Thụy Điển, thông báo một số cơ quan của nước này, trong đó có Cục Điều hành Cảnh sát Quốc gia, cảnh sát biển và quân đội đã tham gia cuộc điều tra.
Vụ hư hại cáp ngày 26/1 xảy ra sau loạt sự cố liên quan tới hạ tầng dưới biển Baltic. Điều này khiến nhiều quốc gia lo ngại về hoạt động phá hoại và do thám mà họ cáo buộc do Nga thực hiện tại khu vực chiến lược.
Các nước phương Tây nghi ngờ những sự cố đứt cáp quang biển trước đó liên quan đến "hạm đội ma của Nga", gồm hàng trăm tàu chở dầu không rõ chủ sở hữu đang giúp nước này né lệnh trừng phạt.
NATO hồi đầu tháng triển khai chiến dịch Canh phòng Baltic, điều động nhiều hộ vệ hạm, máy bay tuần thám biển và thuyền không người lái để tăng cường năng lực giám sát, răn đe, bảo vệ các tuyến cáp và đường ống dưới biển Baltic.
Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, Reuters)
Truyền thông Iran đưa tin trực thăng chở Tổng thống Raisi đã phải hạ cánh khẩn cấp ở tỉnh biên giới tây bắc nước này.
Iran và Iraq nhất trí thực hiện thỏa thuận an ninh biên giới ký kết vào tháng 3 năm ngoái, nhằm bảo đảm an ninh bền vững dọc theo biên giới chung.
Bức thư bị rò rỉ cho thấy Chad yêu cầu lực lượng Mỹ rút khỏi căn cứ gần thủ đô, sau khi loạt nước châu Phi phản đối hiện diện quân sự của Washington ở khu vực.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/8 đã yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen trả tự do cho 13 nhân viên của cơ quan này. Đây là những người đã bị bắt giữ trong 2 tháng qua.
Tổng thống Biden lên án phát biểu của ông Trump cho rằng phiên tòa New York 'gian lận', coi đây là biểu hiện nguy hiểm với nền tư pháp Mỹ.
Ngày 17/11, tại thủ đô Brasília, Đại sứ Bùi Văn Nghị đã trình Thư uỷ nhiệm của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Thưởng tới Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Brazil Maria Laura da Rocha.
Ngày 29/12 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Lào Tinh Suksan cùng đoàn công tác Ủy ban Liên lạc người gốc Lào ở nước ngoài sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 26-30/12.
Trong bối cảnh xung đột với Ukraine, cuộc bầu cử ở Nga năm nay mang một chiều hướng mới, ngay cả khi kết quả có thể đoán trước được.
Nga tuyên bố bắn hạ 17 UAV của Ukraine ở một số khu vực phía tây, trong khi giới chức Ukraine tố UAV Nga gây thiệt hại nặng nề hạ tầng dân sự ở Mykolaiv.