Thượng viện Mỹ thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có 61 tỷ USD cho Ukraine, kết thúc nhiều tháng dự luật mắc kẹt tại quốc hội.
Thượng viện Mỹ tối 23/4 phê duyệt 4 dự luật viện trợ nước ngoài có tổng giá trị 95 tỷ USD, với kết quả 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống. Động thái đã kết thúc nhiều tháng dự luật bị mắc kẹt tại quốc hội Mỹ do sự cản trở của các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện.
Loạt dự luật sẽ được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành thành luật. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, ông Biden tuyên bố sẽ nhanh chóng phê duyệt chúng trong ngày 24/4.
Đây có thể là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11.
Dự luật chi tiêu cung cấp 60,84 tỷ USD nhằm hỗ trợ quân sự cho Ukraine, 26 tỷ USD cho Israel, 8,12 tỷ USD cho các đồng minh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển giao khí tài cho Ukraine. 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu Mỹ và chuyển cho Kiev.
11 tỷ USD sẽ dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực. Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.
Ngoài khoản viện trợ cho các đồng minh, gói chi tiêu này cũng bao gồm điều khoản chuyển tài sản bị đóng băng của Nga cho Ukraine, trừng phạt nhằm vào Iran, lực lượng Hamas và buộc công ty ByteDance của Trung Quốc bán nền tảng TikTok hoặc bị cấm ở Mỹ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước cho rằng khoản viện trợ gần 61 tỷ USD sẽ củng cố sức mạnh cho Ukraine và "gửi tới Nga tín hiệu mạnh mẽ rằng đây sẽ không phải là Afghanistan thứ hai".
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng quân đội Nga đang liên tục tiến công và gói viện trợ của Mỹ sẽ không thay đổi được cục diện chiến trường, nhấn mạnh điều này sẽ chỉ gây thêm đau khổ cho Ukraine và khiến nhiều người thiệt mạng hơn.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Ngoại trưởng Anh Cameron cho biết Israel đã quyết định trả đũa Iran vì vụ tập kích cuối tuần trước, lo ngại nguy cơ leo thang xung đột khu vực.
Tổng thống Putin gửi lời chia buồn đến lãnh đạo Triều Tiên về đợt lũ lụt ở tây bắc nước này, tuyên bố Moskva sẽ hỗ trợ Bình Nhưỡng khắc phục hậu quả.
Vụ tấn công tòa lãnh sự Iran ở Syria khiến 7 cố vấn thiệt mạng được coi là bước leo thang nguy hiểm nhất ở Trung Đông từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 30/4 cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi đó, Manila tố ngược Hải cảnh Trung Quốc mới là bên gây phức tạp tình hình.
Oleg Gumenyuk, cựu thị trưởng Vladivostok bị kết án 12 năm tù vì tội nhận hối lộ, đã tham gia đơn vị trừng giới để chiến đấu ở Ukraine.
Nếu không phê duyệt viện trợ cho Ukraine thì rất có thể Mỹ phải điều binh sỹ đến thực địa.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm không báo trước tới thủ đô Baghdad, Iraq, để thảo luận về tình hình chiến sự Israel - Hamas.
Sau nhiều cuộc bỏ phiếu, cuối cùng, sứ mệnh của lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon đã được gia hạn một năm.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói rằng Hungary coi sự trở lại của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump là 'cơ hội cho hòa bình' ở Ukraine.