Đây là hoạt động điểm nhấn trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2023 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, đất nước Việt Nam tươi đẹp, có nền văn hóa đặc sắc lâu đời, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của 54 dân tộc anh em đã đồng lòng tạo nên một lịch sử dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm, có sự gắn kết cộng đồng, trong đó mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, đó là đặc trưng đồng thời là quy luật phát triển của văn hóa nước nhà. Đó là yếu tố để làm nên sức mạnh nội sinh, tổng hợp sức mạnh quốc gia và tạo sự hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam góp phần định vị bản sắc văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Bộ trưởng, thực tiễn cho thấy, văn hóa là yếu tố quyết định đến sự phát triển con người toàn diện, làm nên tinh thần xã hội tiến bộ, lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, chống lại sự đồng hóa văn hoá. Văn hóa giúp xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hơn ai hết, chúng ta phải nhận thức một cách đầy đủ rằng, một quốc gia không chỉ cần có quân đội mạnh, có một nền kinh tế vững mà cần mạnh cả về văn hóa. Chính văn hóa tạo ra môi trường cho dân chủ phát triển, thúc đẩy công bằng củng cố mối quan hệ đoàn kết dân tộc. Một xã hội được coi là văn minh nhất định phải được xây dựng trên một nền tảng văn hóa có tinh thần xã hội tiến bộ, nhân văn, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa trong chính trị và phát triển văn hóa trong kinh tế nhằm hướng đến xây dựng nền chính trị lành mạnh, chống lại sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hoá, đạo đức, hướng đến vì con người, cộng đồng, dân tộc.Đồng thời, trên bình diện đối ngoại quốc tế, chúng ta đang tăng cường quảng bá, giới thiệu sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa các dân tộc Việt Nam ra thế giới; từng bước thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa thể hiện sức sáng tạo khả năng chuyển hóa các nguồn lực văn hóa dồi dào trong cộng đồng các dân tộc nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa và nâng cao vị thế hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Ban Tổ chức hội nghị đã nhận được 58 tham luận của các đại biểu cùng nhiều ý kiến thảo luận chất lượng tại diễn đàn.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Châm, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số cư trú ở khắp các vùng miền trên cả nước tạo nên sự đa dạng và giàu có cho văn hóa các tộc người. Mỗi dạng biểu đạt văn hóa của tộc người lại tạo ra nguồn lực văn hóa khác nhau.
Sẽ không có một nguồn lực văn hóa nào được xem là quan trọng, cốt lõi nhất, chi phối hay lấn át nguồn lực khác mà tùy thời điểm, điều kiện, bối cảnh cụ thể sẽ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng. Ví dụ với người Mông, Lô Lô ở thung lũng Sủng Là, Hà Giang, cảnh quan bản làng với những cánh đồng hoa tam giác mạch, nhà cổ, trang phục, ẩm thực và tiếng khèn đang là nguồn lực văn hóa trong phát triển hiện nay. Với người K’Ho ở Lạc Dương, Lâm Đồng, sinh hoạt cồng chiêng, rượu cần, thổ cẩm, các câu chuyện huyền thoại dưới chân núi Lang Biang đang là nguồn lực văn hóa cơ bản giúp cho cộng đồng này phát triển.
PGS, TS Trần Bình, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nêu vấn đề đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong bối cảnh phát triển hiện nay. Trong đó khẳng định, nhiều năm qua, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là chính sách, chương trình, dự án bảo tồn bản sắc văn hóa, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được ban hành và triển khai rất tích cực, thu được nhiều kết quả đáng trân trọng.
Theo thông tin từ Công an Long An, chiều ngày 18.7, đã phối hợp với Công an tỉnh Đồng Tháp bắt khẩn cấp 2 nghi phạm cướp tài sản trên...
Công an tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh này. Theo kế hoạch, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương giao Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh chủ trì thành lập 2 Tổ công tác kiểm tra trực tiếp, đồng thời phối hợp Công an các đơn vị, địa phương phụ trách tuyến tiến hành kiểm soát, phát hiện vi phạm về nồng độ cồn, lập biên bản, tạm giữ...
Công tác tuyên truyền, các phong trào thi đua của các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng thực chất và hiệu quả hơn nhờ đẩy mạnh ứng dụng công...
Cải tạo cảnh quan sông Phú Lộc (quận Thanh Khê) và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ nguồn nước sông Phú Lộc là công trình thanh niên cấp thành phố năm 2023 của Thành Đoàn Đà Nẵng.
Sau khi mượn điện thoại của người phụ nữ bán gà, đối tượng đã lưu số điện thoại của mình vào danh bạ nạn nhân, sau đó gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng... nhằm chiếm đoạt tiền.
Phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM sẽ cúp nước vào buổi tối các ngày 10 đến 15-6 tới, nguyên nhân do thi công đấu nối hệ thống cấp nước hiện hữu với hệ thống cấp nước mới.
Trên công trường các dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội , không khí thi công vẫn đang hối hả, đầy quyết tâm để đạt các tiến độ...
Ngày 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) ra quyết định khởi tố và lệnh bắt giam Lê Đức Thắng (SN 1992, trú tại thôn 6, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam); Trương Văn Luật (SN 1999, trú tại thôn Ngô Hàn, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) và Đoàn Văn Vũ (SN 1991, trú tại thôn Cầu Không, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” Trước đó, Công an thành phố Tuy...
Ngày 28-6, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan vụ sai phạm ở Sở Khoa học và Công nghệ.