Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn đường sắt tốc độ thiết kế khoảng 350 km/h, vận tải hành khách là chính, phấn đấu hoàn thành năm 2035.
Chủ trì cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam sáng 11/7, Thủ tướng gợi ý cần "đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược", hoàn thành 1.541 km đường sắt tốc độ cao qua 20 tỉnh, thành phố trong 10 năm, phấn đấu xong vào năm 2035. "Để đạt mục tiêu, cần nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất, trong đó lưu ý lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350 km/h", ông nói.
Hiện trục giao thông Bắc Nam có 3 tuyến đường bộ cùng các tuyến đường biển, đường sắt, hàng không. Thủ tướng đề nghị nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao có công năng phù hợp, theo hướng vận tải hành khách là chính, kết hợp vận chuyển hàng hóa nhanh. Các tuyến đường này còn để phục vụ quốc phòng, an ninh khi có nhu cầu. Tuyến đường sắt hiện hữu tiếp tục được cải tạo, nâng cấp để vận chuyển hàng hóa.
Tại cuộc họp sáng nay, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ về tổng mức đầu tư cho phù hợp, tính đến yếu tố địa hình, địa chất của Việt Nam; khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tài chính, vận tải, logistics; nghiên cứu cơ chế huy động vốn từ Trung ương đến địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc vốn doanh nghiệp.
Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước năm 2030. Các đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026-2030, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến trước 2045.
Về tốc độ đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam, cuối năm 2023 Bộ Giao thông Vận tải xin ý kiến các bộ ngành về ba kịch bản. Trong đó có hai kịch bản tốc độ thiết kế 350 km/h, một kịch bản 200-250 km/h. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau đó góp ý trên thế giới hiện chưa có tuyến đường sắt tốc độ thiết kế 350 km/h có thể vận tải hỗn hợp hành khách và hàng hóa.
Sau nhiều tranh luận, hồi tháng 3, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đường sắt tốc độ 350 km/h chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu. Cụ thể, tuyến đường sắt được xây dựng mới đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.