TPO - “Sông Mê Kông quanh co, uốn khúc nhưng thái độ của chúng ta đối với dòng sông sẽ luôn rõ ràng, minh bạch, tất cả vì môi trường sinh thái của dòng sông, vì lợi ích chung của cộng đồng cư dân sống quanh lưu vực, vì trách nhiệm với cả các thế hệ tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thách thức chưa từng có
Sáng 5/4, phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ tư, Thủ tướng nêu rõ, lưu vực sông Mê Kông đang đứng trước những thách thức chưa từng có do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, sức ép của yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng. Hệ quả là nguồn tài nguyên nước Mê Kông đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến nỗ lực bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh lương thực cho tất cả các quốc gia trong Lưu vực.
Tiền Phong Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. 1 |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. |
Những tác động tiêu cực đó ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở các khu vực hạ nguồn sông Mê Kông, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2010-2020, tổng lượng dòng chảy lưu vực đã suy giảm từ 4-8%, trong khi đó các quốc gia trong lưu vực đã gia tăng sử dụng nước sông Mê Kông từ 5-12%. Dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về hạ du và vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì thế đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Đồng bằng thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán nghiêm trọng và hiện tượng xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn từ 1-1,5 tháng với phạm vi và cường độ lớn hơn so với trước đây.
Bên cạnh đó, sự suy giảm dòng chảy sông Mê Kông do tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người, trong đó có các dự án phát triển thiếu bền vững ở thượng nguồn, cũng đã và đang làm thay đổi chế độ lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm giảm lượng phù sa về đồng bằng và gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển.
Tiền Phong Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho rằng lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức chưa từng có do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu. 1 |
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho rằng lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức chưa từng có do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu. |
Thủ tướng cho rằng, các hiện tượng trên đây được dự báo sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long và sinh kế của hơn 20 triệu người dân sinh sống trong vùng. Các chuyên gia dự báo vào năm 2040 vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn không tới 5 triệu tấn phù sa mỗi năm, giảm hơn 9 lần so với hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm.
“Thực tế đáng lo ngại này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy hợp tác và có những bước đi đột phá mới có thể đáp ứng được các yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay”, Thủ tướng phát biểu.
Vì trách nhiệm với cả các thế hệ tương lai
Nhất trí với tầm nhìn và những định hướng ưu tiên được đề ra trong dự thảo Tuyên bố chung của hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện hiệu quả Hiệp định Mê Kông 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụng nước đã được xây dựng; đồng thời tập trung thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược, coi đó là cơ sở cho mọi hành động của Ủy hội và mỗi quốc gia thành viên.
Tiền Phong Quang cảnh phiên họp. 1 |
Quang cảnh phiên họp. |
Theo Thủ tướng, mọi chính sách và hành động của Ủy hội và các nước thành viên cần lấy con người làm trung tâm, với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện và toàn lưu vực, nhằm bảo đảm sinh kế bền vững, tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của mỗi người dân, mỗi cộng đồng trước những biến đổi nhanh chóng hiện nay.
Cùng với đó cần sớm xây dựng và triển khai những cơ chế hợp tác hiệu quả hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sinh sống trên lưu vực sông khi có tình huống xấu như thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế cần phát huy vai trò tích cực trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng khác, nhất là vai trò trung tâm tri thức, cung cấp các thông tin, số liệu và kiến thức về lưu vực, các dịch vụ tư vấn cho các cơ chế nhằm giúp các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác triển khai hiệu quả các hoạt động của mình.
Thủ tướng đề nghị Ủy hội phối hợp với các Đối tác đối thoại Trung Quốc và Myanmar xây dựng một hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước thời gian thực trên lưu vực để kịp thời thông tin đến các quốc gia ven sông, qua đó giúp các nước chủ động ứng phó với các biến động bất thường, các vấn đề về chất lượng nước, lũ lụt và hạn hán cũng như các trường hợp khẩn cấp khác liên quan tới nước.
Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ các quy hoạch cấp vùng về nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời, kết nối và nâng cấp mạng lưới điện của vùng, qua đó góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
T Tiền Phong T Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ tư. 1 |
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ tư. |
“Sông Mê Kông quanh co, uốn khúc nhưng thái độ của chúng ta đối với dòng sông sẽ luôn rõ ràng, minh bạch, tất cả vì môi trường sinh thái của dòng sông, vì lợi ích chung của cộng đồng cư dân sống quanh lưu vực, vì trách nhiệm với cả các thế hệ tương lai”, Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động của Ủy hội một cách chủ động, tích cực và xây dựng nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Hiệp định Mê Kông năm 1995, phát huy “tinh thần hợp tác Mekong”, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các quốc gia và người dân sinh sống trong lưu vực; bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau; tất cả vì mục tiêu chung là phát triển bền vững Lưu vực sông Mê Kông, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Sau khi báo Tiền Phong phản ánh bãi rác tự phát gây mất mỹ quan đô thị tại phường Cao Thắng, TP Hạ Long (Quảng Ninh), chính quyền địa phương đã chỉ đạo cơ quan chức năng tập trung phương tiện di dời bãi rác này về đúng nơi quy định.
Đi bắt ong trên khu vực núi đá, người dân ở Bình Thuận bất ngờ phát hiện bộ xương người trong lùm cây.
Thanh Hóa - Đến chiều 23.9, nước sông Chu vẫn dâng cao ngập cầu treo bản Mạ khiến bản du lịch cộng đồng nổi tiếng này tiếp tục bị cô...
Thay vì rẽ phải ra đường Giải Phóng sau đó đi vào phố Kim Đồng để quay đầu (đi vòng khoảng 1 km), liên ngành Sở GTVT - Công an - CSGT Hà Nội vừa họp thống nhất, từ nay đến tháng 12/2024, xe khách sau khi xuất bến Giáp Bát được đi thẳng sang đường Giải Phóng ra cao tốc.
Hay tin bạn trai đưa 2 cô gái lạ về căn hộ chung cư ở quận Bình Thạnh (TPHCM) ngủ qua đêm, chị H. ghen tuông nhờ hoa khôi sinh viên cùng nam thanh niên đến “kiểm tra” và xảy ra vụ ẩu đả.
Ngày 29/2, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1989, trú tại phường Phường Đúc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Theo nội dung cáo trạng, trước năm 2020, bị cáo Hà vay tiền của nhiều người để mua bán nhà, đất và kinh doanh quần áo nhưng bị thua lỗ. Đến khoảng tháng 3/2021, bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của người khác để trả cho những người mình vay trước...
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong cộng đồng người Việt tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần tương thân tương ái, nêu cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
Thái Bình - Sáng 18.9, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa triệt xóa đường dây mua bán trái phép...
Quảng Ninh - Kết thúc phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm 28 bị can trong vụ án tại Công ty CP Quản lý đường sông 3 chiều nay...