Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 5/6 cho rằng ông bị ám sát vì có quan điểm về Ukraine đi ngược với xu hướng chính thống của châu Âu.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico khẳng định, hiệp ước di cư mới do Nghị viện châu Âu (EP) là mệnh lệnh chứ không thể hiện sự đoàn kết. (Nguồn: Reuters) |
Thủ tướng Robert Fico cho rằng nguyên nhân ông bị ám sát là bởi có quan điểm khác biệt về Ukraine. (Nguồn: Reuters) |
Trong bài phát biểu dài 14 phút đăng trên trang cá nhân của mình ngày 5/6, Thủ tướng Fico, 59 tuổi, người theo chủ nghĩa dân túy cho biết ông "không có thù hận" với người đã bắn súng vào mình. Thủ tướng Fico cho rằng chính quan điểm thân Nga, chống NATO và chống Mỹ đã khiến ông trở thành mục tiêu của vụ tấn công.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Fico xuất hiện trên mạng trực tuyến, kể từ khi ông bị ám sát hụt hôm 15/5 vừa qua tại thị trấn Handlova.
Tin liên quan |
Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia thú nhận lý do hành động Nghi phạm ám sát Thủ tướng Slovakia thú nhận lý do hành động |
Thủ tướng Robert Fico nhậm chức hồi mùa Thu năm ngoái sau khi triển khai chiến dịch vận động tranh cử với nền tảng quan điểm thân Nga và chống Mỹ, đã hồi phục sau khi bị ám sát. Ông cam kết sẽ trở lại làm việc sau khoảng 1 tháng và khẳng định “không cảm thấy căm thù”, trái lại còn “tha thứ” cho thủ phạm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Slovakia vẫn chỉ trích phe đối lập và những người khác, đánh đối tượng tấn công “chỉ là sứ giả của cái ác và lòng hận thù chính trị”.
Thủ tướng Fico, được coi là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, tuyên bố quan điểm của ông về cuộc xung đột của Nga ở Ukraine và các vấn đề khác khác hẳn với quan điểm chính thống của châu Âu.
Nhà lãnh đạo Slovakia đã chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi chính phủ liên minh của ông tuyên thệ nhậm chức hôm 25/10 năm ngoái. Ông cũng phản đối các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và muốn ngăn chặn Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine do Arab Saudi dẫn đầu, cho biết quan chức nước này đã gặp riêng phái viên của Bắc Kinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức phê chuẩn hiệp ước quốc phòng lịch sử với Triều Tiên, trong bối cảnh có nhiều thông tin cho rằng Bình Nhưỡng đã điều hàng nghìn binh sĩ sang tham chiến chống Ukraine.
“Cộng hòa Artsakh” tự xưng tại Nagorno-Karabakh sẽ không còn tồn tại kể từ ngày 1/1/2024.
Giới chức Mỹ tiết lộ cuộc không kích ở Iraq nhắm vào lực lượng đang tìm cách phóng máy bay không người lái (drone) và gây ra mối đe dọa cho quân Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên Học viện Ngoại giao Việt Nam tham gia Hội nghị thường niên của Diễn đàn Quốc tế về đào tạo ngoại giao, với tư cách thành viên mới.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang chúc mừng bà Julie Bishop được Tổng thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm làm Đặc phái viên về Myanmar.
Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin bác thông tin có kế hoạch tấn công NATO, Tổng thống Mỹ thăm Pháp, xung đột ở Dải Gaza, Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Một số lính Ukraine lo ngại Mỹ, phương Tây bỏ rơi Kiev để hỗ trợ Israel trong xung đột với Hamas, gây ảnh hưởng tới tình thế trên chiến trường.
Chính quyền Biden cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình; Bom dẫn đường Nga bắn trúng tòa nhà ở Kharkov gây ít nhất 30 thương vong.