Trưa 26/6, ngay sau khi kết thúc Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh tới Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Trung Quốc |
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Phạm Minh Chính đang có chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến ngày 27/6.
Dự kiến trong chương trình làm việc tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thăm Đại sứ quán Việt Nam cùng kiều bào tại Trung Quốc và tiếp tục có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu Trung Quốc.
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cùng đông đảo bà con cộng đồng nhiệt liệt chào đón Thủ tướng. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Trước đó, chiều 24/6 tại thành phố Đại Liên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và tham dự Hội nghị WEF tại Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước đang phát triển sâu sắc, thực chất và toàn diện như hiện nay, năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương, là dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-8/1/2025), chuyến công tác dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là dịp để lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước.
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cùng đông đảo bà con cộng đồng nhiệt liệt chào đón Thủ tướng. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Giữa chiến sự căng thẳng ở miền đông, tên lửa và máy bay không người lái của Nga không kích vào thủ đô Kiev và thành phố Lviv phía tây Ukraine, gần Ba Lan.
Tel Aviv sẽ truy lùng Hamas ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar dù phải mất nhiều năm, người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa Israel Shin Bet tuyên bố.
Medvedev nói Nga có thể phải thiết lập vùng đệm bên trong lãnh thổ Ba Lan, thành viên NATO, nếu phương Tây vẫn chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine.
Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Năm 1988, hoạt động tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh chung đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ được tổ chức, đánh dấu bước ngoặt mới trong hợp tác nhân đạo vì vấn đề MIA.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Narendra Modi nhất trí về việc thu xếp chuyến thăm Tokyo của nhà lãnh đạo Ấn Độ trong năm nay.
Thủ tướng Hungary nhận định tiến trình hội nhập của Ukraine gây ra vấn đề nghiêm trọng với châu Âu kể cả khi không có xung đột ở nước này.
Lực lượng Hamas thông báo chưa nhận được bất kỳ văn bản nào về thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza do Tổng thống Biden đề xuất.
Nga thông báo bắn hạ 110 UAV Ukraine trên lãnh thổ, trong khi Kiev tuyên bố chặn 44 trong 49 phi cơ tự sát được Moskva triển khai.