Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện quy hoạch quy hoạch Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội của cả nước

07:10 27/11/2023

Chiều 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ Hai của Hội đồng để tham vấn về Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị. (Nguồn: TTXVN)

Cùng dự Hội nghị có các đồng chí: Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ; các chuyên gia, nhà khoa học.

Hội nghị nêu bật vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực; thực trạng phát triển vùng; chỉ rõ một số điểm nghẽn trong quá trình phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Cùng với đó, phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế và yếu tố nội tại của vùng Đông Nam Bộ; các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân cấp, phân quyền cho vùng; tình hình đầu tư hạ tầng quy mô lớn; mức độ liên kết, hình thành các hành lang kinh tế, vùng động lực, phát triển đô thị; khả năng hình thành, phát triển các trung tâm tài chính, logistic, các khu kinh tế... tại vùng Đông Nam Bộ.

Các đại biểu nêu quan điểm phát triển vùng Đông Nam Bộ bảo đảm thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các quy hoạch cấp quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu cho rằng, Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế khác.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Hội đồng điều phối vùng, thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh, hoàn thiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng quy hoạch phải bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030), các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố và các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ...

Cùng với đó, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải đồng bộ, liên kết với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch cấp tỉnh; quy hoạch vùng phải kết nối với các quy hoạch cao hơn và phù hợp với các quy hoạch thấp hơn; quy hoạch phải kiến tạo phát triển, liên kết vùng và có tính mở để dễ dàng điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực để xây dựng quy hoạch và thực thi quy hoạch; phải bám sát tình hình thực tiễn để xây dựng quy hoạch khả thi, triển khai bài bản, có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của vùng Đông Nam Bộ trong tổng thể phát triển quốc gia. Từ đó tìm ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng để phát huy; đồng thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức để tìm cơ chế hóa giải.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng có đủ điều kiện xây quy hoạch xây dựng vùng Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tầu và hình mẫu phát triển của cả nước. Tuy tiềm năng lớn, song cơ chế chính sách còn hạn hẹp; hạ tầng chiến lược chưa tương xứng với tiềm năng, sự phát triển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ phải có cách tiếp cận đột phá với tầm nhìn, tư duy chiến lược, lâu dài; dựa trên 3 trụ cột là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa. Trong đó, con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, lịch sử văn hóa là động lực; huy động nguồn lực bên trong là cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Về cơ cấu kinh tế của vùng, Thủ tướng yêu cầu phải phát triển nhanh, bền vững, dựa vào đổi mới, sáng tạo; khoa học công nghệ; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ. Trong đó, công nghiệp, dịch vụ là trọng tâm; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, với nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Quy hoạch kinh tế vùng Đông Nam Bộ kết nối với Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước; kết nối với Lào, Campuchia, với ASEAN và các trung tâm lớn của thế giới. Quy hoạch giao thông kết nối bao gồm 5 loại hình giao thông với các khu vực, cả nước và quốc tế; cùng với đó quy hoạch tăng cường giao thông xanh, hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt kết nối khu vực; nỗ lực đưa vào sử dụng sân bay Biên Hoà. Quy hoạch kết nối liên quan an ninh nguồn nước, chống biến đổi khí hậu của Tiểu vùng sông Mekong.

Thủ tướng yêu cầu huy động mọi nguồn lực hợp pháp vào phát triển vùng Đông Nam Bộ, bao gồm nguồn lực của Trung ương, địa phương, tư nhân, hợp tác công tư; sử dụng vốn vay để tập trung phát triển hạ tầng, đi vào những dự án lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái. Trong đó, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế gồm Cái Mép và Cần Giờ, hình thành trung tâm logistics lớn của quốc tế; dự án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch phải tăng cường phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng; giữa các vùng, giữa các bộ, ngành và giữa vùng với các trung tâm lớn của thế giới. Cùng với đó việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, trên tinh thần “cơ chế chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản lý phải thông minh”.

Có thể bạn quan tâm
Va chạm với xe cứu nạn cứu hộ, thanh niên lái xe máy tử vong

Va chạm với xe cứu nạn cứu hộ, thanh niên lái xe máy tử vong

17:00 24/09/2024

Trong lúc đi qua ngã tư, xe cứu nạn cứu hộ và xe máy xảy ra tai nạn giao thông khiến người lái xe máy ngã xuống đường, tử vong tại chỗ.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Điểm đến đặc biệt

35 năm sự kiện Gạc Ma: Điểm đến đặc biệt

07:00 15/03/2023

TP - Hàng nghìn người dân, thân nhân, đồng đội và cán bộ lực lượng vũ trang đã đến Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma dâng hoa, dâng hương tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma hy sinh ngày 14/3/1988 trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Truy tìm nữ góp vốn mở cơ sở massage liên quan vụ chứa mại dâm

Truy tìm nữ góp vốn mở cơ sở massage liên quan vụ chứa mại dâm

12:20 24/07/2023

Bình Thuận – Qua kiểm tra cơ sở massage trên địa bàn TP.Phan Thiết, Bình Thuận, công an phát hiện dấu hiệu mại dâm và ra thông báo truy tìm...

Quảng Bình: Bất thường gói thầu giao thông hơn 22 tỷ đồng

Quảng Bình: Bất thường gói thầu giao thông hơn 22 tỷ đồng

11:00 12/06/2024

Mặc dù xác định 2 nhà thầu vi phạm Điều 16, Luật Đấu thầu tại gói thầu làm đường giao thông do UBND huyện Lệ Thuỷ làm chủ đầu tư, nhưng tổ chuyên gia chỉ đề xuất cấm đấu thầu mà không thu bảo lãnh; trong khi đó, nhà thầu bỏ giá thấp nhất bị đánh trượt.

Hải Dương có tân Chủ tịch UBND tỉnh

Hải Dương có tân Chủ tịch UBND tỉnh

01:40 05/09/2024

Tại kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã bầu ông Lê Ngọc Châu - Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu tuyệt đối 100%.

15 năm dân 'treo' cùng dự án: 'Chưa biết ngày nào hết khổ'

15 năm dân 'treo' cùng dự án: 'Chưa biết ngày nào hết khổ'

12:30 22/12/2023

Người dân Đà Nẵng sống khổ sở vì dự án treo suốt 15 năm. Khu vực tổ 89, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng được quy hoạch từ năm 2009 để làm dự án Khu dự trữ đất ven sông phía Bắc khu E - Khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ nhưng đến nay vẫn chưa có chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt dự án. Hệ lụy từ dự án treo kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân trong khu quy hoạch này khiến gần 100 hộ dân rơi vào cảnh “đi không được, ở...

Đá sỏi rơi từ cầu vượt rơi từ cầu vượt dân sinh trúng ôtô chạy trên cao tốc

Đá sỏi rơi từ cầu vượt rơi từ cầu vượt dân sinh trúng ôtô chạy trên cao tốc

18:30 06/05/2024

Bình Thuận - Đá sỏi từ trên cầu vượt dân sinh - không loại trừ việc có người ném - trúng ôtô đang lưu thông trên cao tốc Phan Thiết...

Trên 12 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở Sóc Trăng

Trên 12 tỉ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở Sóc Trăng

06:20 10/07/2024

Sóc Trăng - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Công đoàn Các Khu công nghiệp tỉnh và công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc đã tổ chức trao tặng hàng...

Công an khẩn trương truy tìm 3 luật sư từng bào chữa trong vụ Tịnh thất Bồng Lai

Công an khẩn trương truy tìm 3 luật sư từng bào chữa trong vụ Tịnh thất Bồng Lai

17:20 26/06/2023

Chiều 26/6, tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm của tỉnh Long An, phóng viên đặt câu hỏi cho Công an Long An về tiến độ truy tìm 3 luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai gồm: Nguyễn Văn Miếng (SN 1966), ngụ phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM; Đào Kim Lân (SN 1967), ngụ phường 9, quận 6, TP.HCM và Đặng Đình Mạnh (SN 1968), ngụ phường 15, quận...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới