Sau khi khảo sát công trình, Thủ tướng biểu dương chủ đầu tư cùng với các nhà thầu, đơn vị liên quan, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực, nhân lực làm việc xuyên lễ, xuyên Tết để hoàn thành, đưa dự án vào vận hành khai thác đúng tiến độ vào dịp 30/4/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, việc thực hiện dự án phải bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường; đặc biệt là không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Để dự án hoàn thành vào đúng dịp 30/4/2025 theo yêu cầu của Thủ tướng, đại diện Ban quản lý dự án cho biết nhiều giải pháp đã được đưa ra; hơn 2.000 công nhân và kỹ sư, hàng trăm máy móc thiết bị thi công đã được huy động.
Theo đại diện Ban quản lý dự án, giải pháp đầu tiên là quán triệt rõ tinh thần chỉ đạo của Chính phủ đối với các dự án trọng điểm, đó là "vượt nắng thắng mưa", "ăn tranh thủ ngủ khẩn trương", "thi công 3 ca 4 kíp", làm xuyên ngày lễ ngày Tết, ngày nghỉ và "chỉ bàn làm không bàn lùi".
"Để đảm bảo bám sát tiến độ, phải áp dụng hình thức quản trị dự án theo mục tiêu kết hợp với kiểm soát quá trình, chia nhỏ khối lượng thi công của các nhà thầu theo tiến độ 15 ngày, thường xuyên đánh giá, nếu nhà thầu nào không đạt sản lượng thì phải bù vào kỳ 15 ngày tiếp theo để đảm bảo luôn luôn đạt mục tiêu đề ra", đại diện Ban quản lý dự án nói.
Dự án Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất gồm 4 hạng mục chính là nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không, hệ thống cầu cạn trước nhà ga và sân đỗ máy bay. Tổng mức đầu tư là 10.990 tỷ đồng.
Ga T3 sau khi hoàn thành sẽ là nhà ga hành khách quốc nội có công suất 20 triệu khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tầu bay code C và code E, giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” dự kiến thi công trong vòng 18 tháng để đưa vào khai thác dịp 30/4/2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết điểm lại mối quan hệ đối tác ngày càng phát triển về bình đẳng giới với Việt Nam.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, đảm bảo chất lượng công trình. Các công trình thi công không đảm bảo chất lượng sẽ không được tiếp nhận.
Vụ vỡ đê thứ hai xảy ra ở thành phố Orsk của Nga hôm 6.4, gây lũ lụt nghiêm trọng.
Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị các đồng chí thủ trưởng Bộ Quốc phòng trên các cương vị phân công chỉ đạo duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới...
Dịp Tết Giáp Thìn này, nhiều tài xế ô tô chọn hướng qua đèo Đại Ninh thuộc quốc lộ 28B để lên xuống Đà Lạt thay vì quốc lộ 20 như trước.
Chiều 27/1, Thượng tá Nguyễn Hồng Vang, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị vẫn đang điều tiết giao thông qua đèo An Khê bị kẹt xe từ tối 26/1 sau khi một chiếc xe tải bị lật nằm chắn ngang trên đường đèo. Theo Thượng tá Nguyễn Hồng Vang, khoảng 22h30 ngày 26/1, xe tải chở dăm gỗ di chuyển theo hướng Gia Lai - Quy Nhơn, khi đổ đèo An Khê thì xe bị lún sâu vào phần đường đất (do Công ty Đường Việt thi công...
Ngày 19-12, Hamas công bố một đoạn video ngắn cho thấy ba con tin lớn tuổi người Israel cầu xin chính phủ giải cứu họ.
Thông tin được nêu trong cuộc họp của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Đề án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào chiều 11-3.
Ngày mai (18/6), Bộ Giao thông- Vận tải tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Nha Trang- Cam Lâm. Trong thời gian từ 6 – 24h ngày 18/6, sẽ tạm dừng khai thác tuyến đường này cả 2 chiều. Sau đó, việc lưu thông sẽ được tổ chức lại bình thường. Nhà đầu tư công trình đường bộ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là Tập đoàn Sơn Hải đã nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19, bão giá, khan hiếm vật liệu… để thi công tuyến đường dài gần 50km, trong thời gian 21 tháng, rút...