Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn giữ vững lập trường “tiếp tục từ chối việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine”.
Phát biểu tại cuộc họp ở tòa thị chính với các sinh viên khi trả lời câu hỏi về vấn đề này, Thủ tướng Olaf Scholz nêu rõ: “Tôi là Thủ tướng và đó là lý do tại sao tôi phải cân nhắc tuyên bố của mình”.
Ông cho biết, tên lửa Taurus có tầm bắn 500 km (310 dặm), do đó đặc biệt lo ngại rằng loại vũ khí tầm xa này có thể bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga và khi đó Đức có thể bị kéo vào cuộc chiến tại Ukraine.
(09.28) Quá trình chuyển giao tên lửa hành trình Taurus của Đức tới Ukraine vẫn gặp trở ngại. (Nguồn: SAAB) |
Tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn 500 km (310 dặm) được cho rằng có thể bắn được các mục tiêu bên trong nước Nga. (Nguồn: SAAB) |
Lập trường của Thủ tướng Scholz đang vấp phải sự chỉ trích của đảng trung hữu đối lập Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), cũng như từ chính các đối tác trong liên minh cầm quyền của ông, gồm đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP).
Thậm chí các nghị sĩ FDP đã đe dọa sẽ đưa ra bỏ phiếu vấn đề này cùng với phe đối lập CDU/CSU nếu vấn đề chuyển giao tên lửa Taurus một lần nữa lại nằm trong chương trình nghị sự tại quốc hội liên bang, vào tuần tới.
Tuy nhiên, cử tri Đức thực sự nghĩ khác. Viện nghiên cứu dư luận Infratest-dimap đã tiến hành cuộc thăm dò ý kiến đối với 1288 người từ ngày 4-6/3, kết quả cho thấy phần lớn những người ủng hộ CDU/CSU nhưng cũng ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả của Thủ tướng Scholz cho biết họ ủng hộ quan điểm của thủ tướng.
Những người ủng hộ đảng Xanh và FDP, chỉ có một tỷ lệ nhỏ ủng hộ việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine.
Những người ủng hộ đảng dân túy cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) và Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) mới thành lập phản đối kịch liệt việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Trung bình 6/10 cử tri được thăm dò cho biết, họ lo ngại Đức có thể bị lôi kéo trực tiếp vào cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và nguy cơ Nga thực hiện cuộc tấn công nhằm vào các nước châu Âu khác là không loại trừ.
Trong khi đó, 3/4 số người được hỏi tán thành quyết định của chính phủ Đức chi thường xuyên ít nhất 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, nhiều hơn đáng kể so với trước khi Nga tiến hành chiến dịch tại Ukraine.
Ngày 13/6, các cuộc tấn công diễn ra khắp các 'điểm nóng' ở Trung Đông liên quan xung đột ở Gaza, như Biển Đỏ, Bờ Tây và biên giới Israel-Lebanon.
Gây căng thẳng với Philippines trên Biển Đông, Trung Quốc dường như muốn thử giới hạn của Mỹ trong nỗ lực bảo vệ đồng minh quan trọng ở châu Á.
Đại tá lục quân Mỹ cho biết Ukraine dùng chiến thuật phục kích phòng không với Patriot để hạ máy bay cảnh báo sớm A-50 Nga vào tháng 1.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol xin lỗi về 'hành động thiếu sáng suốt' của vợ, bà Kim Keon-hee, liên quan cáo buộc bà từng nhận chiếc túi hơn 2.000 USD.
Nga tăng cường tập kích hậu phương Ukraine, có thể để buộc họ rút hệ thống phòng không về bảo vệ, giúp chiến đấu cơ Nga oanh tạc tự do hơn ở tiền tuyến.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/8.
Thủ tướng Hà Lan đề nghị mua lại các tổ hợp Patriot từ đồng minh để viện trợ cho Ukraine do nước này đang rất cần tên lửa phòng không.
Tổng thống Zelensky nói Nga sử dụng hàng nghìn vũ khí dẫn đường, trong đó có hơn 3.000 bom lượn, để tập kích Ukraine trong tháng 3.
Thủ tướng Bangladesh lưu vong Sheikh Hasina được cho là sẽ trở về nước khi chính phủ lâm thời mới thành lập của nước này tổ chức bầu cử.