Thủ tướng: Nhà nước có cơ chế, nguồn lực, nông dân vẫn phải tăng cường tự chủ

09:50 31/12/2023
Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững.
Thủ tướng mong sau cuộc đối thoại, người nông dân sẽ làm ra tiền bạc, lúa gạo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu mở đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đánh giá tình hình, những việc đã làm một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, bao trùm; đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới để thực hiện mục tiêu "nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nông nghiệp sinh thái", trí thức hóa nông dân.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đối thoại thực chất, đi thẳng vào tình hình, những nút thắt, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, sau đối thoại phải có tiến bộ. Điều cuối cùng là phải ra sản phẩm cụ thể, ra tiền bạc, lúa gạo, đường sá…, thay đổi hơn nữa bộ mặt nông thôn và đời sống người nông dân, với tinh thần nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực.

Tại cuộc đối thoại, nông dân đặt câu hỏi về chính sách, giải pháp để hỗ trợ họ trong vấn đề chuyển đổi tư duy sản xuất, vấn đề thị trường, liên kết sản xuất, chuyển đổi số, phát triển du lịch nông nghiệp, thị trường tiêu thụ nông sản…

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, phát triển nông nghiệp cần 5 thành tố quan trọng: Thương hiệu, quy hoạch, doanh nghiệp, ngân hàng, ứng dụng khoa học công nghệ.

Trước hết, phải có thương hiệu, phải quy hoạch vùng nguyên liệu để bảo đảm sản xuất ổn định, đủ sản lượng theo thị trường. Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đầu vào, lo đầu ra cho nông dân. Ngân hàng cung cấp nguồn vốn với ưu đãi phù hợp, còn khoa học công nghệ giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Để có những yếu tố này, người nông dân phải có đề án cụ thể theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, như vậy thì các bên mới có thể tham gia hợp tác, hỗ trợ.

Về liên kết sản xuất, Thủ tướng nhắc lại câu nói "muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và lưu ý, trong bối cảnh mới và trước quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, yêu cầu đặt ra là phải liên kết.

Người nông dân cần liên kết theo hướng lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, từ đó các hợp tác xã cạnh tranh lành mạnh; tạo ra chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại…

Thủ tướng cũng nhấn mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, đơn cử là hệ sinh thái nuôi tôm và trồng lúa. Nhà nước cũng phải có cơ chế, chính sách, đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, tạo cơ hội cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào như phân bón, sinh phẩm… và lo đầu ra cho sản phẩm. Các ngân hàng phải vào cuộc với tín dụng phù hợp.

Tại cuộc đối thoại, Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh ba giải pháp đột phá chiến lược ngành Nông nghiệp: Hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

"Năm 2023 khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn tăng trưởng, tăng 3,83%; xuất khẩu vẫn đạt chỉ tiêu, ít nhất được 53 tỷ USD, trong đó hơn 10 ngành nghề đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Những thành quả đó có sự đóng góp lớn của nông dân. Rõ ràng đây là kết quả của sự xoay chuyển tình thế.

Trong bối cảnh khó khăn đó, đến nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã giải ngân được hơn 70% nguồn vốn đầu tư công để phát triển kinh tế. Đảng, Nhà nước có chính sách, cơ chế, nguồn lực, nhưng nông dân vẫn phải tăng cường tự chủ, đi lên bằng bàn tay khối óc của mình, không được trông chờ ỷ lại", người đứng đầu Chính phủ nói.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thủ tướng khẳng định, đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào thành tựu chung của đất nước là rất to lớn và hết sức quan trọng; khẳng định được vai trò và vị trí, góp phần làm vững chắc thêm nền tảng cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Sau khi lắng nghe nhiều ý kiến của nông dân, doanh nghiệp, bộ ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cuộc đối thoại diễn ra trong không khí dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, đề cập tới nhiều vấn đề, góp phần giải quyết được một số vướng mắc, ách tắc với tinh thần xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, dù một cuộc đối thoại không thể giải quyết được hết các vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện, trình ban hành sản phẩm cụ thể, phù hợp sau hội nghị để tổ chức triển khai hiệu quả, đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm
Loạt dự án nhà ở xã hội, bệnh viện chậm tiến độ ở Bắc Ninh

Loạt dự án nhà ở xã hội, bệnh viện chậm tiến độ ở Bắc Ninh

03:50 25/03/2024

Tỉnh Bắc Ninh vừa nêu tên 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, tổng diện tích 212 ha. Trong đó, nhiều nhất là các dự án về nhà...

Tái khởi động dự án lấn biển xây thủy cung tại Vũng Tàu

Tái khởi động dự án lấn biển xây thủy cung tại Vũng Tàu

05:50 29/05/2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho chủ đầu tư tiếp tục thi công hạng mục đê chắn sóng và san lấp mặt bằng thuộc Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung hòn Ngưu, theo thiết kế được thẩm định và giấy phép xây dựng cấp năm 2019.

Quảng Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án KĐT Mỹ Gia

Quảng Nam yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án KĐT Mỹ Gia

13:00 06/03/2023

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo số 53 về kết luận của Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Hồng Quang tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 2 năm 2023. Theo đó, một số người dân liên quan đến dự án Khu đô thị Mỹ Gia phản ánh Công ty TNHH Phú Gia Thịnh Quảng Nam (Công ty Phú Gia Thịnh Quảng Nam - chủ đầu tư dự án) thiếu trách nhiệm, nghĩa vụ trong...

Nga: Thỏa thuận ngũ cốc không phải là 'bữa tiệc buffet' để có thể kén chọn, LHQ nỗ lực chưa đủ

Nga: Thỏa thuận ngũ cốc không phải là 'bữa tiệc buffet' để có thể kén chọn, LHQ nỗ lực chưa đủ

00:30 28/04/2023

Ngày 27/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chỉ có thể được cứu vãn khi các bên thực thi đầy đủ văn kiện này.

Nước mắm 'Làng chài xưa' Phan Thiết lên kệ siêu thị Mỹ

Nước mắm 'Làng chài xưa' Phan Thiết lên kệ siêu thị Mỹ

05:10 25/08/2024

Lô nước mắm truyền thống 'Làng chài xưa' từ Phan Thiết vừa xuất khẩu lần đầu sang Mỹ, giá tương đương 170.000-340.000 đồng mỗi chai 500 ml.

Kết nối thúc đẩy thương mại song phương dệt may Việt Nam – Italia

Kết nối thúc đẩy thương mại song phương dệt may Việt Nam – Italia

01:20 23/05/2024

Ngày 20/5, Triển lãm ''Dệt may Italia – Phong cách và đột phá' khai mạc tại Đại học Bách khoa Hà Nội với kỳ vọng thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dệt may giữa các doanh nghiệp hai nước.

Tất bật thu hoạch lá dong, mong hốt bạc dịp Tết Nguyên đán

Tất bật thu hoạch lá dong, mong hốt bạc dịp Tết Nguyên đán

07:20 18/01/2024

Người dân Tràng Cát tất bật thu hoạch lá dong vụ Tết Nguyên đán. Làng Tràng Cát được biết đến là 'thủ phủ' trồng cây dong xanh nổi tiếng ở Hà Nội. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại tất bật thu hoạch, lựa chọn những tàu lá đẹp nhất để bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của người tiêu dùng. Xã Kim An cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, nơi đây có 3 thôn, nhưng riêng thôn Tràng Cát có truyền thống trồng cây dong xanh lâu đời...

Vải thiều Ea Kar đăng ký nhãn hiệu tập thể

Vải thiều Ea Kar đăng ký nhãn hiệu tập thể

11:00 25/05/2023

Sau 20 năm đưa vải thiều lên vùng đất mới ở Tây Nguyên, nông dân huyện Ea Kar (Đắk Lắk) vui mừng vì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể vải thiều Ea Kar đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận.

An tâm khởi nghiệp trong bão suy thoái với Torki Food

An tâm khởi nghiệp trong bão suy thoái với Torki Food

02:40 12/06/2023

2023 được đánh giá là năm gập gềnh, đầy thách thức với nền kinh tế Việt Nam. Vậy liệu có cơ hội nào để khởi nghiệp trong giai đoạn kinh tế đầy khó khăn này?

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới