Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, hành động quyết liệt...
Chiều 25-2, Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025 đã khai mạc tại Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Timor Leste Jose Ramos-Horta cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và các nước, đông đảo nhà ngoại giao, chuyên gia, học giả nước ngoài đã đến tham dự.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến những biến động sâu sắc với các thách thức và cơ hội đan xen.
Thế giới ngày nay đang đứng trước các xu thế: phân cực hóa về chính trị; già hóa về dân số; đa dạng hóa về thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; xanh hóa về sản xuất kinh doanh và dịch vụ; số hóa mọi hoạt động của con người.
Theo Thủ tướng, bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên.
Với ASEAN, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định sau gần 60 năm kể từ khi được thành lập chỉ với 5 thành viên, ASEAN ngày nay đã trở thành một cộng đồng 10 quốc gia thống nhất trong đa dạng.
ASEAN đã là trung tâm của các tiến trình liên kết khu vực và toàn cầu, cũng như cầu nối của đối thoại, hợp tác vì hòa bình và phát triển ở khu vực, góp phần tích cực vào định hình trật tự thế giới.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới với GDP vượt 10.000 tỉ USD, có thị trường tiêu dùng hơn 800 triệu dân, lớn hơn dân số Mỹ và EU cộng lại. Đồng thời đây sẽ là trung tâm công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, với nền kinh tế số dự kiến đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2030.
Để dự báo trên trở thành hiện thực, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, nguồn lực tập trung và hành động quyết liệt.
Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã đề xuất ASEAN cần 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động.
Ba ưu tiên chiến lược gồm:
Thứ nhất,củng cốmột ASEANtự chủ về chiến lược thông qua tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.
Một ASEAN tự chủ chiến lược là một ASEAN đồng thuận và đoàn kết, đồng thời cân bằng, linh hoạt trong mọi quan hệ đối ngoại; đóng vai trò tích cực trong định hình trật tự khu vực và đoàn kết, hợp tác quốc tế.
Thứ hai,xây dựng một ASEANtự cường về kinh tế thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
ASEAN cần đi đầu trong đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo; kết nối sâu với chuỗi cung ứng toàn cầu để trở thành trung tâm sản xuất chiến lược của thế giới.
Thứ ba,giữ vững giá trị và bản sắc của ASEAN như tinh thần đồng thuận, hài hòa, thống nhất trong đa dạng và tôn trọng sự khác biệt. "Phương cách ASEAN" không chỉ cần được tiếp tục phát huy mà còn là giá trị cần được ASEAN chia sẻ, lan tỏa rộng khắp để trở thành phương châm ứng xử chung của các nước trong quan hệ quốc tế.
Ba đột phá hành động bao gồm:
Thứ nhất,xây dựng cơ chế ra quyết định linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm hơn, bảo đảm vừa giữ nguyên tắc đồng thuận vừa có cơ chế đặc thù cho các sáng kiến chiến lược, tạo đột phá.
Thứ hai,đẩy mạnh hợp tác công - tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển khu vực, nhất là các dự án trọng điểm; khuyến khích sự tham gia ngày càng lớn hơn của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư xã hội. Đồng thời loại bỏ hơn nữa các rào cản và hạn chế thương mại truyền thống; phát triển môi trường kinh tế số thông minh, an toàn để phục vụ thương mại, đầu tư trong ASEAN.
Thứ ba,tăng cường hơn nữa kết nối trong ASEAN, nhất là về hạ tầng, về giao lưu nhân dân và hài hòa hóa về thể chế cho thông thoáng. Nỗ lực rút ngắn hơn nữa quá trình ra quyết định và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính trong từng nước ASEAN để triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ba thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. ASEAN đã trở thành không gian chiến lược và môi trường phát triển tự nhiên của Việt Nam, trong khi Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển bền vững của ASEAN.
Mượn câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", Thủ tướng cho rằng điều này càng đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN và Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, cùng hướng tới những mục tiêu đầy khát vọng.
"Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ vào sự đoàn kết, thống nhất, tinh thần hợp tác, vào sức sống và giá trị chiến lược của ASEAN.
Chúng tôi cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 vì lợi ích của mọi người dân trong khu vực, cùng các nước thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế viết tiếp những trang sử mới đầy tự hào trong hành trình phát triển của ASEAN", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Diễn đàn Tương lai ASEAN là sáng kiến được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 năm 2024. Diễn đàn là sự kiện đa phương kênh 1,5 quy mô lớn, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, giới chuyên gia, học giả và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Tiếp nối thành công của AFF 2024, diễn đàn năm nay được tổ chức vào trong hai ngày 25 và 26-2 với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động".
Với thời gian kéo dài hơn sự kiện năm ngoái, AFF 2025 sẽ có trên 12 hoạt động, bao gồm: 1 phiên cấp cao, 5 phiên toàn thể, 1 gala dinner, 1 phiên ăn trưa làm việc cùng một số hoạt động khác.
Cơ quan phòng vệ dân sự Dải Gaza cho biết 6 trẻ sơ sinh đã tử vong trong thời tiết giá lạnh khắc nghiệt bao trùm dải đất này tuần qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ba ưu tiên chiến lược và ba đột phá hành động khi phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai.
'Chúng tôi tin tưởng chính mình. Để nói chúng tôi có tin tưởng người Mỹ không, cần phải đi một chặng đường dài'.
Công tố viên thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, cho biết đã bắt hai nghi phạm ném vật thể gây nổ vào tổng lãnh sự quán Nga.
Sáng 25-2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp ông tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội.
Ngày 25-2, ít nhất 5 người ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, thiệt mạng và một số người khác bị thương do bị voi rừng tấn công.
Đài Loan áp giải tàu hàng mang tên Hong Tai treo cờ Togo, nghi liên quan Trung Quốc, để điều tra vụ đứt tuyến cáp ngầm giữa Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
Tiêm kích Su-57 Nga đáp xuống Iran trong hành trình từ Ấn Độ về nước, đánh dấu lần đầu tiên loại phi cơ này đáp xuống quốc gia Trung Đông.