7h55 sáng 5-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao đã rời sân bay Nội Bài lên đường đi Trung Quốc tham dự Hội nghị Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).
Chuyến công du tới Trung Quốc (từ ngày 5 đến 8-11) của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường.
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong lần thứ 10; Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc.
Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỹ, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai; Tổng Lãnh sự tại Côn Minh (Trung Quốc) Hoàng Minh Sơn.
Theo Bộ Ngoại giao, GMS là khuôn khổ hợp tác được thành lập đầu tiên tại tiểu vùng Mekong vào năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Mục tiêu của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), hướng tới phát triển một tiểu vùng GMS hội nhập, thịnh vượng, bền vững và toàn diện hơn.
Việt Nam tham gia tích cực GMS kể từ ngày đầu thành lập như tham gia các sáng kiến hợp tác GMS về vận tải xuyên biên giới, chiến lược ngành giao thông, thúc đẩy thương mại và đầu tư, liên kết điện năng, chương trình môi trường và đa dạng sinh học...
Việt Nam đã huy động được khoảng 106 dự án trị giá khoảng 10,47 tỉ USD (trên tổng số 535 dự án trị giá 133 tỉ USD cho cả giai đoạn 2021 - 2025.
Trong khi đó, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Với vị trí cửa ngõ phía đông của tiểu vùng Mekong, Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu của các hành lang kinh tế ở khu vực.
Cơ chế hợp tác Campuchia - Lào, Myanmar, Việt Nam được tổ chức hai năm/lần. Các nước CLMV đã nhất trí thành lập 8 nhóm công tác gồm thương mại - đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, giao thông và du lịch.
Với cơ chế này, Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với nhiều đóng góp quan trọng như đề xuất, triển khai nhiều ý tưởng mới, thúc đẩy sáng kiến, cung câp hỗ trợ cho các nước thành viên như quỹ học bổng CLMV. Đóng vai trò điều phối một số lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, thể hiện vai trò dẫn dắt, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia...
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, đây là lần đầu tiên các hội nghị hợp tác GMS, ACMECS và CLMV được tổ chức trực tiếp trở lại sau 6 năm.
Vì vậy, các sự kiện lần này là dịp để các nhà lãnh đạo thảo luận định hướng hợp tác, giúp các cơ chế vững vàng bước sang kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thông điệp ý nghĩa.
Đó là nâng cấp nội hàm hợp tác tiểu vùng, nâng cao tin cậy chính trị giữa các nước thành viên, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng toàn diện.
Chuỗi sự kiện này cũng kỳ vọng nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện cam kết của Việt Nam đối với các cơ chế GMS, ACMECS và CLMV nói riêng và hợp tác tiểu vùng Mekong.
Ngày 15/1, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Todor Tagarev cho biết, sẽ triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho khoảng 5.000 binh sĩ của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đóng quân trên lãnh thổ nước này.
Ngày 3/7, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã công bố các gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
Quân đội Ukraine thông báo đẩy lùi đối phương khỏi một quận thuộc Chasov Yar, thành trì ở tỉnh Donetsk đang bị lực lượng Nga mở chiến dịch công phá.
Indonesia kỳ vọng thủ đô mới Nusantara sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Jakarta hiện nay, song để hoàn thành đại dự án này là một thách thức lớn.
Hải quân Trung Quốc lần đầu xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ 4 và cho biết sắp công bố mẫu chiến hạm này.
Hezbollah tuyên bố bắn rơi hai UAV chiến thuật Hermes 450, được mô tả là 'tốt nhất thế giới', của Israel trong vòng một ngày.
Mỹ chỉ trích Nga về hiệp ước cấm thử hạt nhân; Tai nạn xe buýt ở Mexico, gần 40 người thương vong là những người di cư.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu đánh giá cao và cảm ơn Thống đốc, chính quyền tỉnh Gunma đã tổ chức sự kiện rất có ý nghĩa cho cộng đồng người Việt Nam tại địa phương.
Phía Ukraine cho biết đã bắn hạ một tên lửa hành trình và 29 trong tổng số 31 máy bay không người lái (UAV) của Nga trong ngày 3/10.