Sáng 15.5, Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) tổ chức lễ kỷ niệm ngày khoa học công nghệ Việt Nam; kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ và trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024.
Dự và phát biểu chúc mừng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của KHCN cho đất nước trong những năm qua và khẳng định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu.
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong những năm qua, thành tựu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) đã để lại những dấu ấn trong nhiều ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước, trở thành nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Vai trò của KHCN&ĐMST luôn được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội của Đảng, các hoạt động KHCN ghi dấu ấn trong các lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn; Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; Nông nghiệp; Công nghiệp; Giao thông vận tải và Y tế...
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã được phát triển mạnh mẽ ở các địa phương trên toàn quốc. Năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST. Hiện Việt Nam xếp 46/132 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp…
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ cho rằng khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất đạt các mục tiêu, khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại để phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải tiến đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận sự hiện diện của khoa học và công nghệ tại các công trình lớn của quốc gia như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu... Tất cả đều nhờ các nhà khoa học dám dấn thân thực hiện cùng sự đóng góp của nhiều người.
Theo Thủ tướng, sự quyết tâm của các nhà khoa học và sự quản lý của các nhà lãnh đạo đã giúp "biến cái không thể thành có thể", "biến khó thành dễ"…
Thủ tướng cũng cho rằng đóng góp của đội ngũ nhà khoa học trong kháng chiến cứu quốc đã đóng góp vào chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thành công ấy không chỉ có sự đóng góp của khoa học kỹ thuật với việc chế tạo vũ khí, nghiên cứu y học, mở đường... mà còn có khoa học xã hội nhân văn với những câu chuyện viết nên bài ca chiến thắng, thể hiện tinh thần bất diệt thông qua các tác phẩm.
Thủ tướng chia sẻ, đất nước, xã hội đang rất cần sự dấn thân, vượt qua khó khăn, trở ngại của các nhà khoa học để thực hiện thành công các nhiệm vụ KHCN&ĐMST, góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp, phương châm đúc kết từ thực tiễn công cuộc đổi mới của đất nước sẽ tiếp tục lan toả, tạo động lực cho sự phát triển nền KHCN nước nhà.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp 65 năm qua của ngành KHCN, đội ngũ các nhà khoa học sẽ đồng hành cùng cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tinh thần vượt khó, sự say mê, đam mê trong nghiên cứu KHCN để có những đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tại buổi lễ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho 2 nhà khoa học:
TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam với công trình được công bố trên Tạp chí Physical Review Letters, là tạp chí khoa học hàng đầu Thế giới của ngành Vật lý. Công trình thể hiện 3 kết quả đột phá về hướng nghiên cứu, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển công nghệ máy tính lượng tử.
PGS.TS. Trần Mạnh Trí - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được trao giải thưởng qua cụm ba công trình được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành kỹ thuật môi trường, độc học, sức khỏe và đột biến gen - góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.
Bắc Kạn - Camera an ninh ghi lại khoảnh khắc người điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao rồi lao xuống hố tử thần sâu tại huyện Na...
Bộ Quốc phòng vừa công bố toàn văn hồ sơ công khai quy hoạch chi tiết khu vực dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình.
Quảng Ninh - Khoảng 18h ngày 23.5, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ lũ cuốn xảy ra ngày 21.5 tại huyện...
Điểm tựa của chiến lược là “VinUni 500” - mời tuyển 500 nhân sự tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu ở Việt Nam.
Theo dự báo, đến 16 giờ ngày 14/6, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc trên khu vực phía Tây Nam, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với tốc độ khoảng 10-15km/h và suy yếu dần.
Không có trường hợp đặt tên kèm theo phương vị đông, tây, nam, bắc hay đặt theo số thứ tự.
Nhiều trang báo lớn của Lào đã đồng loạt đăng các bài viết ca ngợi mối quan hệ đặc biệt, cùng những thành tựu hợp tác nổi bật trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam-Lào.
40 năm qua, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức đã góp phần tích cực thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật giữa nhân dân hai nước, tạo nên những giá trị bền vững và lan tỏa mạnh mẽ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố số thí sinh dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông theo môn. Kỳ thi sẽ diễn ra vào các ngày 27 và 28/6.