Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn, làng Tân Hóa nay sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo
Sáng 22-11, tại họp báo thông tin Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của Tổ chức du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) tại Quảng Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hồ An Phong nói có một làng người dân từng chạy trốn mỗi khi bão lũ, nay lại sống khỏe nhờ du lịch.
"Năm 2023 làng Tân Hóa, xã Minh Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) nhận được giải thưởng Làng du lịch tốt nhất năm của UN Tourism. Từ một nơi dân phải bồng bế nhau chạy trốn thì nay lại sống khỏe nhờ cách làm du lịch độc đáo".
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, với danh hiệu 'Làng du lịch tốt nhất năm 2024' cho Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) tới nay Việt Nam có 3 làng trong mạng lưới của UN.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu, nói rằng hơn cả một giải thưởng, danh hiệu 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' cho Trà Quế (Hội An) là một cơ hội lớn cho Quảng Nam.
Không chỉ khách đến nhiều hơn, ngành du lịch cũng sẽ có chính sách phát huy giá trị gia tăng.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về câu chuyện làng Tân Hóa, Thứ trưởng Hồ An Phong cho rằng từ Tân Hóa có thể nghĩ về tư duy làm du lịch dựa trên giá trị sẵn có.
Kinh nghiệm lớn nhất là không bê tông hóa, phát huy các yếu tố văn hóa bản địa.
"Làng Tân Hóa có khoảng 1.000 người dân dựng làng kẹp giữa bao quanh đồi núi.
Từ lâu, nỗi ám ảnh nhất của bà con là các trận lũ lớn. Cứ mùa lũ, dân lại bồng bế nhau lên đồi cao, trâu bò cũng được dắt lên.
Người dân trú tránh trong hang đá. Khi lũ rút, bà con mới trở về làng. Nhưng nhiều trâu bò bị chết khô trên núi do không đưa xuống được" - ông Phong nói.
Theo ông Phong, giai đoạn 2010 khi thấy Tân Hóa khốn khổ vì các trận lũ, báo Tuổi Trẻ cũng nhiều lần tổ chức cứu trợ. Các nhà báo đặt vấn đề việc cần thiết phải di dời, đưa làng ra khỏi nơi trũng thấp.
Tuy nhiên bước ngoặt diễn ra ít năm sau khi hình ảnh rốn lũ Tân Hóa xuất hiện trong một số bài hát, bối cảnh điện ảnh. Ý tưởng làm du lịch manh nha.
Khi vào trải nghiệm Tân Hóa, có khách đã tặng dân một nhà phao. Từ đó trở đi có nhiều mô hình tương tự. Mùa lũ nước dâng tới đâu, nhà nổi lên tới đó, mỗi nhà phao là một homestay độc đáo.
Du lịch phát triển kéo theo doanh nghiệp lưu trú về mở khách sạn. Bằng cách thiết kế thân thiện với môi trường, neo phòng ốc ở trên cao nên mỗi phòng bán giá 3-5 triệu đồng. 60 người dân được mời vào làm du lịch.
So với Tân Hóa của 15 năm về trước, ông Phong nói rằng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn nhờ cách làm du lịch.
Đúc rút câu chuyện ở Tân Hóa, ông Phong cho rằng việc khai thác giá trị văn hóa đời sống bản địa kết hợp cách làm du lịch không bê tông hóa, không đón quá nhiều khách sẽ là bài học cho các địa phương khác.
Ông Phong cho biết với mức 4,8 triệu khách quốc tế mỗi năm,Hội An đang là 'điểm trung chuyển, phân phối khách quốc tế' cho miền Trung.
Chất riêng ở Hội An không chỉ là di sản mà là tính cộng đồng.
"Làng rau Trà Quế quy mô diện tích không lớn, nhưng vì sao khách lại thích? Là vì bà con ở đó rất niềm nở, biết cách làm khách cười vui, chiều lòng khách và để họ móc hầu bao chi tiêu" - ông Phong nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết cứ 4 khách quốc tế tới Việt Nam thì có một khách tới Quảng Nam.
30% khách trong số này lại chọn trải nghiệm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Điều này chứng tỏ nguồn tài nguyên du lịch lớn từ giá trị văn hóa bản địa, những gì sẵn có ở các làng quê.
Lấy ví dụ về rừng dừa Bảy Mẫu, ông Bửu nói hiện tiền vé tham quan ở đây đạt 27 tỉ đồng một năm. Một mức "khủng khiếp" mà trước đây không ai nghĩ tới.
Do đó trong định hướng du lịch, tỉnh Quảng Nam luôn hướng đến du lịch nông nghiệp nông thôn; du lịch văn hóa, môi trường kết hợp giữ gìn giá trị văn hóa bản địa. Chỉ có vậy cộng đồng mới thừa hưởng được giá trị của chính mình.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 10-12, ở Quảng Nam sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN tourism.
Chương trình sẽ đón 300 đại biểu quốc tế và trong nước để thảo luận các giải pháp, khung chính sách thúc đẩy du lịch nông nghiệp nông thôn.
Thứ trưởng Hồ An Phong cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến dự và phát biểu tại hội nghị.
Tang Shangjun được đặt biệt danh 'người cứng đầu nhất Trung Quốc' khi mãi không chịu từ bỏ ước mơ vào trường Đại học Thanh Hoa suốt 16 năm.
Theo đó, ông Lê Hoàng Minh - Chủ tịch HĐTV của VATM hưởng mức lương cao nhất với 1,380 tỷ đồng/năm, tương đương 115 triệu đồng/tháng. Các ông Trịnh Như Long, Đinh Việt Sơn và Hoàng Mạnh Tấn, thành viên HĐTV đều hưởng mức lương 1,152 tỷ đồng/năm/người, tương đương 96 triệu đồng/tháng/người. VATM hiện là đơn vị duy nhất cung ứng các dịch vụ bảo đảm ...
Đổ mồ hôi là một quá trình tự nhiên giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhưng ra mồ hôi tay, chân quá nhiều lại gây khó chịu.
Từ kẻ săn mồi, mèo chấp nhận nằm im thở khẽ để không bị hai con mồi to lớn phát hiện.
Năm học 2023-2024, Đoàn Khối Các cơ quan Trung ương yêu cầu hệ thống Đoàn trường trong Khối tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao bản lĩnh chính trị, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên khu vực trường học.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có quyết định xử phạt một phòng khám da liễu tại quận Phú Nhuận và hàng loạt nhân viên vì hành nghề sai quy định.
Hai tuyến vú phụ bẩm sinh ở nách chị Minh, 44 tuổi, tăng kích thước lên 5x6 cm, đau tức khó chịu, được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ.
Một nữ du khách 34 tuổi đã rơi khỏi cáp treo từ độ cao hơn 10 m nghi do gió thổi mạnh làm bung cửa kính.
Từ năm 2023 đến nay, Bình Phước ghi nhận 94 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Trong nhiều hình thức xâm hại thì xâm hại tình dục trẻ em chiếm đến 75%.