Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể các cơ quan của Quốc hội.
Chiều 18-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét, thông qua nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan của Quốc hội.
Trình bày tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết dự thảo nghị quyết quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, của thường trực hội đồng, thường trực các ủy ban.
Xác định rõ nguyên tắc làm việc của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban; không xác định tiểu ban thuộc cơ cấu tổ chức của hội đồng, ủy ban, mà là một hình thức tổ chức hoạt động của hội đồng, ủy ban.
Dự thảo nghị quyết phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội theo hướng đối với các ủy ban được hình thành trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập từ 2 ủy ban thì cơ bản kế thừa và tiếp nhận nguyên trạng nhiệm vụ của các ủy ban như trước khi thực hiện sắp xếp.
Thực hiện điều chỉnh một số lĩnh vực, nội dung công việc giữa một số cơ quan để bảo đảm tính cân đối, hài hòa giữa các cơ quan.
Bên cạnh đó, rà soát toàn bộ phạm vi lĩnh vực phụ trách, đối tượng quản lý của các cơ quan để bảo đảm không bỏ trống, không trùng lắp về lĩnh vực, nhiệm vụ.
Phân định rõ các nhiệm vụ của hội đồng, ủy ban với các nhiệm vụ của thường trực hội đồng, thường trực ủy ban và vai trò điều hành của chủ tịch hội đồng, chủ nhiệm ủy ban.
Dự thảo cũng bổ sung, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực ủy ban trên 2 phương diện.
Đó là giúp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban giải quyết các công việc thường xuyên của hội đồng, ủy ban trong thời gian giữa hai phiên họp của hội đồng, ủy ban.
Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội phân công.
Quy định cụ thể một số nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên của thường trực các ủy ban: Pháp luật và Tư pháp, Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Dân nguyện và Giám sát, Công tác đại biểu.
Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban và các thành viên khác của hội đồng, ủy ban.
Xác định rõ một số nhiệm vụ mà chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định hoặc cần tổ chức thảo luận tập thể với phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm ủy ban trước khi quyết định.
Báo cáo thẩm tra nội dung này cho thấy Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay cơ quan thẩm tra tán thành với sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết.
Cơ quan thẩm tra đề nghị bỏ quy định về chế độ trách nhiệm; bổ sung 1 điều vào dự thảo nghị quyết quy định cụ thể về thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, cho thôi giữ chức vụ đối với các chức danh tại Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
Cùng với đó rà soát quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc và từng ủy ban của Quốc hội, của thường trực hội đồng, thường trực ủy ban, của chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể các cơ quan của Quốc hội rất kịp thời với Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.
Về những nội dung cụ thể, ông Mẫn yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện cần tiếp tục đánh giá, rà soát, đề xuất điều chỉnh nếu thấy chưa hợp lý.
Ông lưu ý việc tập trung điều chỉnh bước đầu một số lĩnh vực, nội dung công việc giữa một số cơ quan để bảo đảm tính cân đối, hài hòa; không bỏ trống, trùng lắp về lĩnh vực, nhiệm vụ.
Đồng thời nhất trí cơ chế mỗi cơ quan của Quốc hội tập trung thẩm tra, giám sát, theo dõi hoạt động thuộc trách nhiệm của từ 2 - 3 bộ, ngành ở trung ương để tránh dồn việc vào một số cơ quan.
Sau khi thảo luận, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết này.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua các nghị quyết về số lượng và phê chuẩn danh sách thành viên các cơ quan của Quốc hội.
Sáng 10/7, Báo Tiền Phong phối hợp với Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Toạ đàm Giải pháp hồi sinh các dòng sông chết với sự tham gia của lãnh đạo Cục Quản lý Tài nguyên nước, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường các địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình cùng nhiều chuyên gia và doanh nghiệp.
Phát hiện nữ thí sinh để quên căn cước công dân, cán bộ CSGT dùng mô tô đặc chủng đưa về nhà lấy rồi quay trở lại điểm thi với quãng đường gần 15km.
Hải Dương - Người dân nô nức xuống đường xem ca nhạc, pháo hoa rực rỡ mừng thành phố mới và thời khắc chính quyền hai cấp chính thức vận...
Chiều 16-6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 11 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu.
TAND quận Hà Đông, TP Hà Nội vừa mở phiên xét xử vụ án 'Trộm cắp tài sản' trên địa bàn. Bị cáo là một người mẹ đơn thân, gồng gánh nuôi ba đứa con nhỏ trong cảnh thiếu thốn trăm bề, vì túng quẫn đã trộm cắp hơn 5 triệu đồng. Từ giai đoạn điều tra cho đến khi ra tòa, các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã lấy tiền túi và kêu gọi đồng nghiệp hỗ trợ các con của nữ bị cáo.
Ngày 17/6, Tỉnh ủy Thanh Hóa, Quảng Trị đã tổ chức các hoạt động thử nghiệm trước khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025.
Nhờ sự tham gia hiến máu kịp thời của 4 chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh đã giúp một cụ bà 92 tuổi vượt qua cơn nguy kịch.
Ít nhất 10 người thiệt mạng sau khi một đoạn cây cầu ở bang Gujarat bị sập xuống sông, kéo theo nhiều phương tiện.
Ông Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh 'rất hay' khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?