Nga vừa đưa ra một lá bài tiếp theo nếu Ukraine ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt xung đột: thiết lập một "vùng đệm" ngay trong lãnh thổ Ukraine.
Theo phát biểu của Điện Kremlin hồi đầu tuần, cách duy nhất để bảo vệ lãnh thổ Nga trước các cuộc tấn công từ Ukraine là tạo ra một vùng đệm an ninh, vốn có thể giúp các vùng đất ở Nga nằm ngoài tầm bắn của Ukraine.
Trước đó vào ngày 17-3, trong phát biểu nhân việc tái đắc cử, Tổng thống Nga Vladimir Putin gây chú ý với việc đề cập khả năng thiết lập một vùng đệm như trên ở Ukraine. Theo ông, "những sự kiện tàn khốc" gần đây tại các vùng Nga tiếp giáp với Ukraine có thể buộc Matxcơva "tạo ra một vùng đệm nhất định", đặt ở những khu vực vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga đặc biệt nhấn mạnh đó là vùng an ninh gây khó cho địch thủ sử dụng vũ khí đa số có nguồn gốc từ nước ngoài để bắn phá.
Đến nay, chưa rõ chính xác các vùng đệm này sẽ ở đâu và hoạt động như thế nào. Giới quan sát lưu ý vùng Belgorod và Kursk của Nga đã trở thành địa điểm thường xuyên bị Ukraine tấn công kể từ tháng 2-2022, thời điểm ông Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Và khi động cơ thiết lập vùng đệm được cho là nhằm ngăn phía Ukraine tấn công, một số khu vực sáp nhập Nga cũng có thể là địa điểm tiềm năng cho ý tưởng này. Ngoài bán đảo Crimea năm 2014, Nga đã sáp nhập thêm 4 vùng ở Ukraine và xem đây là lãnh thổ Nga, gồm Donetsk, Kherson, Lugansk và Zaporizhzhia.
Dĩ nhiên các khu vực này đều là địa điểm thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công của Ukraine khi Kiev tuyên bố đòi lại mọi phần lãnh thổ bị Nga kiểm soát.
Giới quan sát lưu ý nếu xét vũ khí tầm trung và ngắn, hiện kho vũ khí của Ukraine có các tên lửa đủ sức tấn công ở cự ly 70 - 100km như trên, từ Storm Shadow (Anh, Pháp) cho tới ATACMS hay HIMARS (Mỹ).
Ukraine vẫn khẳng định không dùng vũ khí được phương Tây viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga, nhưng Nga không tin các tuyên bố đó. Việc nhắc tới yếu tố "vũ khí nước ngoài" là cách Nga nhấn mạnh điều kiện để "giữ vững an ninh".
Câu chuyện này rõ ràng không mới, vì chỉ phản ánh cụ thể lo ngại của Nga lâu nay về việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục mở rộng về phía đông.
Cách đây 10 năm, người ta đã tranh cãi về chuyện liệu toàn bộ Ukraine có thể là một "vùng đệm" giữa Nga và phương Tây không, tức Ukraine nên trung lập, giữ mối quan hệ tốt với cả Nga lẫn phần còn lại.
Điều kiện cần cho phương án ấy đã không xảy ra. Sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" (với lý do bị đe dọa), Ukraine đã cấp tốc xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
"Vùng đệm" ngoài ra cũng có khả năng là lá bài mới nhất Nga tung ra trong trường hợp hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Một số luồng ý kiến trước đây từng phân tích rằng để tìm một giải pháp hậu chiến cho Nga và Ukraine, các bên có thể tham khảo mô hình "đình chiến" của Hàn Quốc và Triều Tiên.
Theo đó hai bên sẽ không chấm dứt chiến sự, chưa thống nhất về biên giới, nhưng sẽ ngừng bắn trong "tình trạng chiến tranh".
Giải pháp này, kèm theo một "vùng đệm", có thể hữu ích trong bối cảnh Ukraine không bao giờ chấp nhận mất đất, còn Nga giờ đây cũng tuyên bố 4 vùng sáp nhập là "lãnh thổ Nga".
Mặc dù vậy, Ukraine không phải bán đảo Triều Tiên, và chặng đường tiến tới một giải pháp ngưng tiếng súng trong trường hợp này được dự báo vô cùng trắc trở. Đáp lại chuyện vùng đệm, Ukraine đã nhìn nhận đây chẳng khác nào một bước leo thang chiến sự của Nga, và rằng Nga không tôn trọng chủ quyền tuyệt đối của các nước khác.
Thực tế chuyện "vùng đệm" không mới. Ít nhất từ tháng 3-2023, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhấn mạnh Nga cần đạt mọi mục tiêu đề ra nhằm "bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi".
Ông nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga: "Chúng tôi cần... loại bỏ những người nước ngoài ở đó theo nghĩa rộng của cụm từ này, tạo ra một vùng đệm vốn không cho phép sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào hoạt động trong tầm trung và ngắn, từ 70 - 100km, để phi quân sự khu vực ấy".
Khi xảy ra vụ việc, các thợ mỏ đang khai thác than bên trong mỏ và cảnh sát cho rằng có hơn 20 người đã vào mỏ than khai thác bất hợp pháp này, một số người trong số đó đã kịp thoát khi mỏ bị sập.
TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo quy trình hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học tư thục tại địa bàn thiếu trường công với mức hỗ trợ mỗi học sinh là 100.000 đồng/tháng hoặc 300.000 đồng/tháng.
Bác Có Khỏe Không? | Trung Dân Du Ký - Tập 39: Choáng ngợp với văn hóa tôn giáo tại Tây Ninh GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: Bác Có Khỏe Không? như một lời chào thân tình, đậm chất Việt Nam. Đó cũng là lời chúc, lời nhắc nhở 'sức khỏe là vàng' giữa những người bạn, người đồng nghiệp lâu ngày không gặp. Chương trình là chuyến đi 'gõ cửa thăm nhà', trò chuyện tâm sự và tìm hiểu về cuộc sống của các nhân vật đặc biệt. Với sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Trung Dân cùng chiếc xe đạp gia truyền, gợi nhớ cho người xem về hình ảnh bác nông dân chân chất, thật thà. -~-~~-~~~-~~-~- © Tất cả video thuộc các chương trình của NETLOVE đã được đăng ký bản quyền. Vui lòng không sao chép, re-upload dưới mọi hình thức. ✖ Mọi hành vi sao chép, re-upload có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị khóa vĩnh viễn. #netlove #mcvgroup #mcv
Đọc bài gốc tại đây.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường không được bắt ép học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá, dạy liên kết dưới mọi...
Tại Hưng Yên, giáo viên mầm non trúng tuyển vào trường công, cam kết làm việc 10 năm được hỗ trợ 162 triệu đồng mỗi người.
Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương và nhiều trường xét tuyển học bạ từ giữa tháng 5, với mức từ 18 đến 24 điểm tổng ba môn, kèm một số điều kiện.
Bành Tất Hoài là shipper của Công ty Giao Hàng Tiết Kiệm. Lợi dụng công việc được giao, Hoài giao hàng, thu tiền nhưng không nộp lại công ty mà giữ tiêu xài cá nhân.
Bắc Kinh đã có màn đáp trả gay gắt ngay sau khi báo cáo của Lầu Năm Góc về dự đoán Trung Quốc sở hữu hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030.
Thí sinh cho rằng khi có chứng chỉ IELTS , việc tham gia xét tuyển đại học sẽ trở nên dễ dàng hơn.