Thông điệp răn đe của ông Putin khi ký học thuyết hạt nhân mới

20:45 20/11/2024

Học thuyết hạt nhân mà ông Putin vừa ký thông qua hạ thấp ngưỡng kích hoạt vũ khí nguyên tử, tăng thêm khả năng răn đe của Nga với phương Tây và Ukraine.

Với tiêu đề Những nguyên tắc cơ bản về Chính sách Nhà nước trong lĩnh vực Răn đe Hạt nhân, học thuyết hạt nhân mà Tổng thống Vladimir Putin ký thông qua ngày 19/11 nêu rõ các trường hợp Nga có thể kích hoạt vũ khí nguyên tử để đáp trả đối phương.

Học thuyết khẳng định Nga coi vũ khí hạt nhân chỉ mang tính chất phòng thủ, việc sử dụng chúng là "biện pháp bắt buộc và cuối cùng" để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, thời điểm công bố và những nội dung sửa đổi của học thuyết hạt nhân này gây nhiều chú ý, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng vì chiến sự Ukraine.

Học thuyết hạt nhân mới được ông Putin ký ban hành chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà Mỹ viện trợ để tập kích sâu trong lãnh thổ Nga. Cùng với hai thay đổi quan trọng so với phiên bản năm 2020, học thuyết mới cho thấy ông Putin đang tìm cách sử dụng lá bài hạt nhân như một công cụ răn đe để ngăn Mỹ tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, theo giới quan sát.

Đầu tiên, tài liệu nêu rõ Moskva có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả cuộc tấn công thông thường từ một quốc gia phi hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một nước sở hữu vũ khí nguyên tử. Học thuyết năm 2020 của Nga chỉ tập trung vào đáp trả các cuộc tấn công trực tiếp từ những bên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Thứ hai, học thuyết mới đã hạ thấp ngưỡng Nga có thể xem xét kích hoạt vũ khí hạt nhân. Nếu học thuyết năm 2020 cho biết Nga sẽ đáp trả khi "sự tồn vong" của nhà nước bị đe dọa, phiên bản mới nêu rõ ngưỡng kích hoạt giờ đây là "mối đe dọa nghiêm trọng với chủ quyền và lãnh thổ".

Điều này dường như ám chỉ Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công mà Ukraine tiến hành với sự hỗ trợ của Mỹ cùng đồng minh, nếu coi đó là "mối đe dọa nghiêm trọng với chủ quyền lãnh thổ". Đồng thời, đòn đáp trả có thể nhắm vào cả cơ sở của Ukraine và các nước hỗ trợ, theo giới phân tích.

Kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu cuối tháng 2/2022, ông Putin và nhiều quan chức cấp cao Nga thường xuyên cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, thông điệp đó dường như chưa đủ sức răn đe, khi các nước phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine.

Hồi tháng 9, ông Putin tuyên bố nếu Mỹ và đồng minh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tập kích mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, NATO sẽ đối mặt cuộc chiến trực tiếp với Moskva.

Sau thông tin Mỹ gỡ rào vũ khí cho Ukraine, Andrei Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng tại Hạ viện Nga, chỉ trích quyết định của Tổng thống Biden sẽ "gây hậu quả rất tiêu cực cho chính ông và rất nhiều người khác".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh học thuyết mới nêu rõ Nga xem cuộc tấn công nhằm vào Nga từ bất kỳ quốc gia nào với hỗ trợ của các cường quốc hạt nhân là chiến dịch chung của họ.

Tatiana Stanovaya, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie về Nga và Âu-Á tại Đức, lưu ý bình luận của ông Peskov đánh dấu lần đầu tiên Điện Kremlin thừa nhận khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

"Nói một cách đơn giản hơn, ông Peskov công khai thừa nhận Điện Kremlin đang xem xét khả năng xảy ra cuộc tấn công hạt nhân", bà nói.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev thậm chí thẳng thắn hơn, nói rằng việc Ukraine sử dụng tên lửa NATO tấn công lãnh thổ Nga "có thể được phân loại là cuộc tấn công của cả khối" vào Moskva.

"Trong kịch bản như vậy, Nga có quyền trả đũa bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt vào Ukraine và các cơ sở quan trọng của NATO ở bất kỳ nơi nào. Điều này sẽ tương đương với Thế chiến III", ông cảnh báo.

Bà Stanovaya cho biết tình hình căng thẳng hiện tại có thể khiến xung đột Ukraine đối mặt với "bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm".

"Với việc ký học thuyết hạt nhân mới, ông Putin có thể đang phát đi thông điệp rằng phương Tây có hai lựa chọn. Một là nếu họ muốn chiến tranh hạt nhân, họ sẽ được như ý. Hai là hãy kết thúc cuộc chiến theo các điều kiện của Nga", bà đăng trên mạng xã hội X.

Thông điệp này có thể củng cố lập luận của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc cần phải đối thoại trực tiếp với ông Putin, thay vì tiếp tục kéo dài xung đột Ukraine, theo Stanovaya. "Đồng thời, nó sẽ khiến ông Biden bị chỉ trích vì là chất xúc tác cho leo thang căng thẳng, cũng như có thể ngăn Ukraine tiếp tục sử dụng tên lửa tầm xa", bà nói.

Song một số nhà phân tích dự đoán rằng khi ông Trump đặt mục tiêu kết thúc xung đột nhanh chóng, Tổng thống Nga dường như sẽ tránh bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng với Mỹ trong vài tháng tới.

Một nhà phân tích thuộc tổ chức thân cận với chính phủ Nga ở Moskva cho rằng phản ứng quyết liệt từ Moskva đối với Washington sẽ "gây rắc rối cho ông Trump", trong khi việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tập kích qua biên giới cũng khó có thể đảo ngược tình thế trên chiến trường.

Nhiều chuyên gia nói với Moscow Times rằng học thuyết sửa đổi nhằm tạo ra sự mơ hồ lớn hơn về thời điểm nước này xem xét kích hoạt hạt nhân, với mục tiêu gia tăng sức nặng răn đe, ngăn đồng minh của Ukraine tăng cường viện trợ.

Pavel Podvig, giám đốc Dự án về Lực lượng Hạt nhân Nga, nói Nga đã không giải thích rõ về các điều khoản trong học thuyết mới, nhấn mạnh rằng mục tiêu của Moskva chỉ là răn đe chứ không phải hướng tới một đòn đáp trả hạt nhân thực sự.

"Leo thang hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công trong xung đột Ukraine dường như không phải lựa chọn hợp lý vì nó sẽ không giúp ích cho các mục tiêu chiến tranh của Nga, cũng như có thể gây ra cuộc đụng độ quân sự trực tiếp với NATO tốn kém hơn", Hans Kristensen, chuyên gia thuộc Dự án Thông tin Hạt nhân của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, nói.

Thùy Lâm (Theo AP, Moscow Times, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị tước bằng thạc sĩ

09:45 01/07/2025

Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

Điểm tin thế giới sáng 27/6: Ấn Độ nói 'không' tại hội nghị SCO, Mỹ ký thỏa thuận với Trung Quốc, họp thượng đỉnh EAEU tại Belarus

13:00 28/06/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

Cách Mỹ áp dụng chiến thuật 'giương đông, kích tây' để ném bom Iran

09:45 26/06/2025

Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

Thượng đỉnh G7 bế mạc: Phá vỡ thông lệ khi không thể ra tuyên bố chung, cũng chẳng có quan điểm thống nhất về Ukraine

14:45 25/06/2025

Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội

12:45 25/06/2025

Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

Xung đột Israel-Iran: Lệnh ngừng bắn còn chưa kịp 'nóng', tên lửa đạn đạo đã trút xuống Israel, IDF quyết đáp trả dữ dội

21:00 24/06/2025

Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

01:00 23/06/2025

Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait đề xuất các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN với nước sở tại

16:45 22/06/2025

Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

Lính Nga 'ngồi ở Moskva, lái drone cáp quang tại Ukraine'

00:00 20/06/2025

Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale