TP - Thổ ty là công thần trung kiên nhất được triều đình phong kiến cử từ miền xuôi lên miền núi chiêu dân lập ấp, cai trị địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Thổ ty lấy địa phương làm tịch quán, không về quê cũ nữa. Họ truyền đời đồng hoá với người Tày, Nùng Lạng Sơn với bao điều kỳ thú…
Trên miền biên viễn xứ Lạng thấp thoáng cành đào phai lẫn vào hơi sương từ dãy núi mạn Bắc phả ra quấn quanh khói bếp ấm áp. Chúng tôi cùng nhấp chén chè, ly rượu xuân hồi hướng về gia tộc, tổ tiên. Trong không khí cuối năm, chúng tôi được nghe kể về những “Phiên thần thế tập” (Thổ ty) đã dựng xây một bờ cõi phía Bắc vững chắc, bình yên...
Những điều kỳ thú
Tiền Phong Gia phả dòng họ Nguyễn Đình 1 |
Gia phả dòng họ Nguyễn Đình |
Ông Nguyễn Quang Huynh, nhà văn - một người nghiên cứu ở xứ Lạng đã dành thời gian 5-6 năm để sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp về Thổ ty Lạng Sơn cho biết, Thổ ty - ban đầu được gọi là “Phiên thần thế tập” nghĩa là chế độ quan lại địa phương được duy trì theo kiểu cha truyền con nối. Đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828- triều Nguyễn) thì chính thức gọi là Thổ ty. Thổ ty được phong thái ấp và ở lại, đời nối đời làm quan cai quản một vùng lãnh thổ và dần đồng hoá với người Tày, Nùng bản địa. Hiện tại, Lạng Sơn có 7 dòng họ lớn, có vai trò, ảnh hưởng quan trọng nhất trong xã hội, đó là: Dòng họ Vy, họ Hà, họ Nông, 2 họ Nguyễn Đình, họ Hoàng Đức và Hoàng Đình... Dân gian gọi đó là “Thất tộc Thổ ty” (7 dòng họ Thổ ty).
Các dòng họ Thổ ty lo đảm bảo mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương và trực tiếp ứng xử, đối ngoại với các quốc gia xung quanh. Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, Thổ ty đóng vai trò quan trọng, có nhiều công lao cho sự phát triển của Lạng Sơn, đặc biệt là về công việc giữ yên bờ cõi và di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc, riêng có ở địa phương.
Tiền Phong Biệt phủ dòng họ Vi ở Bản Chu (Lộc Bình, Lạng Sơn) 1 |
Biệt phủ dòng họ Vi ở Bản Chu (Lộc Bình, Lạng Sơn) |
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nông Đức Kiên - Giám đốc Bảo tàng Lạng Sơn cho biết: Lạng Sơn luôn được coi là “cửa ngõ, phên dậu” của đất nước. Lực lượng thường trực bảo vệ biên giới chính là tầng lớp Thổ ty và dân binh nơi đây. Theo gia phả và các thư tịch cổ, các dòng họ Thổ ty đều nắm giữ những tước vị quan trọng trong bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến như: Vi Đức Thắng (họ Vi) từng làm quan trấn Thủ Lạng Sơn, Nguyễn Đình Lộc (dòng họ Nguyễn Đình) đảm nhiệm chức Đô tổng binh sứ ty, Bắc quân đô đốc phủ. Đời Lê có Nguyễn Đình Kế (dòng họ Nguyễn Đình) được phong tước Hoằng quận công, Nguyễn Khắc Trương được phong chức Tham đốc kiêm quản binh dân trong 7 châu...
Bằng tài trí hơn người, các Thổ ty đã giúp triều đình giữ vững biên cương và được trọng dụng nhiều thế kỷ. Chẳng hạn, vào các năm 1853, 1854 và 1859, Vi Văn Lý, tri châu Lộc Bình đã đánh lui quân nhà Thanh. Vi Văn Lý có năng lực trong việc xây dựng phòng thủ biên giới, nên dưới thời Pháp, ông được thăng đến Tuần phủ Lạng Bằng, rồi Tổng đốc Lạng Sơn. Con trai của ông là Vi Văn Định từng làm Tri châu Lộc Bình, Tuần phủ Cao Bằng, Tổng đốc Thái Bình, Tổng đốc Hà Đông rồi tham gia Hội Khai trí tiến đức, và sau 1945, nhiệt tình đi theo Chính phủ Cụ Hồ…
Sau chiến tranh, việc đầu tiên của các Thổ ty là chiêu tập, khuyến khích nhân dân ly tán quay về quê hương bản quán làm ăn sinh sống. Với tầm nhìn sâu rộng, họ đã đi tiên phong, lập ra các trại người Tày, người Nùng để dân sinh sống tập trung. Sau này, các trại dần phát triển thành các đơn vị hành chính xã, tổng. Thổ ty tổ chức cho dân khai phá mở mang ruộng đất, hướng dẫn họ cày cấy, chăn nuôi, phát triển sản xuất, dần ổn định đời sống. Trong gia phả dòng họ Nguyễn Đình, thấy rõ công lao của Nguyễn Đức Minh (Cẩm Miên) có công lập ra 2 trại người Tày, 1 trại người Nùng để dân làm ăn sinh sống. Ông còn đề ra chính sách hoà hợp đoàn kết dân tộc khi lập các trại Thổ như “cứ 2 phần dân Thổ (Tày) thì cho 1 phần dân Nùng xen kẽ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Huynh cho biết: “Qua nghiên cứu, thấy điều thú vị là trong 7 Thổ ty xứ Lạng thì dòng họ Nguyễn Đình có gia phả bài bản, đẹp nhất. Còn dòng họ Hà sinh sống quanh suối Mơ thơ mộng, có nhiều con gái đẹp, giỏi giang. Chính vì vậy, đã có 4 sơn nữ xinh tươi của dòng họ Hà được gả làm dâu dòng họ Vi danh gia vọng tộc…”.
Bảo tồn, phát huy
Tiền Phong Thủy Môn Đình - dấu tích Thổ ty họ Nguyễn Đình nơi biên ải Lạng Sơn 1 |
Thủy Môn Đình - dấu tích Thổ ty họ Nguyễn Đình nơi biên ải Lạng Sơn |
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Đức Kiên chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 100 di tích liên quan đến “Thất tộc thổ ty” Lạng Sơn (đền, chùa, bia đá, nhà thờ họ…). Đây là nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý giá chứa đựng tiềm năng phát triển du lịch. Kho tàng di sản văn hóa của Lạng Sơn rất phong phú, đa dạng ở cả vật thể và phi vật thể, trong số đó có một phần đóng góp rất lớn của những di tích do các dòng họ Thổ ty hưng công xây dựng. Tiêu biểu trong đó có tấm bia Thủy môn đình (dòng họ Nguyễn Đình) đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Để góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của “Thất tộc Thổ ty” tại địa phương, những năm qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT &DL) Lạng Sơn có nhiều việc làm thiết thực. Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, ngành VH-TT &DL đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm kê, tổng hợp, đánh giá, phân loại 1.117 điểm di tích và các cơ sở tín ngưỡng, trong đó sưu tầm và kiểm kê được nhiều di tích liên quan đến các nhà thờ họ, các đình, miếu, chùa có liên quan đến Thổ ty Lạng Sơn như: đền Vua Lê (xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn); chùa Tà Lài (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng)…
Bên cạnh đó, địa phương khảo sát, khoanh vùng bảo vệ di tích, tăng cường tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di tích; xây dựng, hoàn thiện hồ sơ công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia đối với một số di tích liên quan đến “Thất tộc Thổ ty”. Tỉnh Lạng Sơn tăng cường xúc tiến quảng bá giá trị di tích của tỉnh đến với du khách trong và ngoài tỉnh trên trang thông tin du lịch của tỉnh và lồng ghép trong các sự kiện như: Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch, Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ; xây dựng tua tuyến kết nối các điểm nhằm phát triển du lịch, xã hội…
“Tiếng vang của một số dòng họ Thổ ty không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ xứ Lạng mà còn được nhiều nơi biết đến. Nhiều người trong số họ đã trở thành tên tuổi xuất sắc, mãi đi vào lịch sử như Nguyễn Đình Lộc, Vi Đức Thắng, Nguyễn Thế Chương, Vi Văn Định...” Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Huynh
“Thời gian tới, ngành Văn hóa- Thông tin và Du lịch tiếp tục cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn, trong đó bao gồm các di tích liên quan đến “thất tộc Thổ ty” Lạng Sơn. Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, tư liệu về giá trị các di tích liên quan đến “Thất tộc Thổ ty” để tiếp tục có hướng bảo tồn phù hợp”, ông Nông Đức Kiên nhấn mạnh.
Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 4.10: Lao động mất việc được hỗ trợ, học nghề miễn phí; Nguyên nhân gây ngộ độc đêm Trung thu khiến 1 trẻ tử...
TP - Mở thêm nhiều ngành mới, tăng chỉ tiêu là nguyên nhân dẫn đến quy mô tuyển sinh hằng năm tăng. Chỉ tiêu “phình” nhanh nhưng số lượng thí sinh ổn định, nhu cầu học đại học của thí sinh giảm, dẫn đến thực trạng nhiều trường đại học “khát” thí sinh.
Cần Thơ – Chương trình “Em học làm chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ VI - năm 2023 với sự tham gia của 58 học viên là học...
Đối tượng giả danh lãnh đạo, cán bộ Sở TTTT tỉnh Bình Định gọi điện thoại dọa, yêu cầu 2 lãnh đạo xã làm theo hướng dẫn nhằm mục đích...
Liên quan vụ phá rừng tại Tiểu khu 366C, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An )...
Tại cổng Bệnh viện Bình Định, một nhóm người đã tụ tập đòi nợ , căng băng rôn có ghi nội dung yêu cầu Công ty Cổ phần Bệnh viện...
Mạng xã hội đang chia sẻ clip ghi lại cảnh người đàn ông nằm rạp trên yên xe máy lao với tốc độ cao trên Đại lộ Thăng Long (Hà...
Lê Anh Thơ học công thức pha chế dung dịch ma tuý rồi cùng đồng bọn dùng các thiết bị, trong đó có xilanh tiêm vào hàng chục nghìn thiết...
Sau 26 năm lẩn trốn ở nhiều tỉnh, thành phố, Đào Phú Thảo (SN 1964, ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) bị truy nã đặc biệt về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” đã bị bắt.