Được khai thác ở độ sâu 2.200m tại mỏ Sakarya ngoài khơi Biển Đen, lượng khí đốt này được vận chuyển qua đường ống ngầm dưới biển dài 170km và qua nhiều trạm nén khí đến cơ sở Filyos.
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/4 đã bắt đầu phân phối khí đốt tự nhiên khai thác từ Biển Đen như một phần trong dự án quan trọng của nước này nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Được khai thác ở độ sâu 2.200m tại mỏ Sakarya ngoài khơi Biển Đen, lượng khí đốt này được vận chuyển qua đường ống ngầm dưới biển dài 170km và qua nhiều trạm nén khí đến cơ sở Filyos mới được xây dựng trên đất liền thuộc tỉnh Zonguldak, miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Tham dự lễ vận hành cơ sở khí đốt tự nhiên Biển Đen ở Zonguldak, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định đây là “dấu mốc lịch sử hướng tới sự độc lập về năng lượng.”
Ông nêu rõ: "Với những nỗ lực to lớn, khí đốt tự nhiên được phát hiện chỉ 3 năm trước đã được đưa vào sử dụng."
Theo ông Erdogan, mỏ khí đốt này sẽ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ khi hoạt động hết công suất.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo nước này sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên miễn phí cho các hộ gia đình với khối lượng lên tới 25 m3/tháng trong 1 năm.
Theo Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, trong giai đoạn đầu, mỏ Sakarya sẽ sản xuất 10 triệu m3 khí đốt tự nhiên/ngày và sẽ tăng lên 40 triệu m3/ngày vào năm 2028 trong giai đoạn 2.
Công suất của giai đoạn đầu đáp ứng khoảng 6% mức tiêu thụ khí đốt hằng năm của Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 60 tỷ m3), qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước này.
Chuyên gia Oguzhan Akyener, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính trị và chiến lược năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết lượng khí đốt đầu tiên được khai thác ở Biển Đen sẽ đóng góp 35 tỷ liras (1,8 tỷ USD cho nền kinh tế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez đánh giá trữ lượng khí đốt ngoài khơi của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen ước tính khoảng 710 tỷ m3, đủ để đáp ứng nhu cầu khí đốt nội địa trong 35 năm.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu phần lớn khí đốt từ Nga và Azerbaijan.
Mỏ Sakarya là một phần trong kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và biến Filyos thành một trung tâm năng lượng quan trọng.
Với lợi thế về mặt địa lý, Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã trở thành trung tâm trung chuyển cho các đường ống dẫn khí đốt lớn.
Sự hiện diện của các cơ sở hạ tầng về khai thác và vận chuyển khí đốt trên Biển Đen tạo điều kiện thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ tái xuất khẩu loại nhiên liệu này sang các nước châu Âu./.
Sau khi đột nhập vào nhà dân ở quận 7, TPHCM, nhóm người Hàn Quốc dùng xà beng phá két sắt trộm trang sức và tiền mặt, trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Một cảnh sát giao thông (ở Khánh Hòa) bị xe máy tông bị thương nặng, sau đó tử vong.
Những cá nhân bị phát hiện dùng đồng USD cho các giao dịch trong nước có thể phải đối mặt với án tù 10 năm hoặc bị phạt tiền đáng...
Sáng 17/2, Công an TP.HCM tổ chức họp báo, công bố diễn biến điều tra sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm và cục đăng kiểm Việt Nam. Thượng tá Nguyễn Thị Kim Lý, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, cho biết, ngày 5/2, Công an TP.HCM tiếp tục tiếp nhận đơn tố giác về tội phạm đối với các sai phạm, tiêu cực trong quá trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 6 (Giám đốc Phạm Việt Phương) và Chi...
Truyền thông địa phương đưa tin hôm 3/3, tại thành phố Taramoros của Mexico, một nhóm tay súng đã tấn công chiếc minivan, đưa toàn bộ 4 công dân Mỹ sang một chiếc xe khác và rời khỏi hiện trường.
Tòa án nhân dân tối cao cho rằng không có cơ sở kết luận Nguyễn Kim Trung Thái đồng phạm tội giết người với “dì ghẻ” Nguyễn Võ Quỳnh Trang
Chiều 27-8, Tòa án nhân dân TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã mở lại phiên xét xử đối với 5 cựu cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Giữa trưa nắng, hàng chục người dân thôn Rào Trường có mặt ở hồ chứa chất thải, phát hiện trang trại heo dùng máy múc đào mương để xả thải ra môi trường.
Hai cán bộ Công an tỉnh Gia Lai gồm một trung tá và một thiếu tá bị đối tượng tàng trữ ma túy dùng dao đâm bị thương trong lúc truy bắt.