Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Đề xuất thêm phương án chỉ thi 4 môn

16:30 05/10/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang xin ý kiến về ba phương án tổ chức môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm thi 6 môn, thi 5 môn hoặc thi 4 môn, trong đó hai môn lựa chọn.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo phương án thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025đã được đăng trên cổng thông tin điện tử của đơn vị này để lấy ý kiến xã hội.

Theo đề xuất phương án mới, thí sinh có thể chỉ thi 4 môn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Kết quả các ý kiến cho thấy cơ bản nhận được sự đồng thuận cao về các nội dung: Mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và trung ương, lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn...

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc vì có thể dẫn đến các vấn đề như làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn so với khoa học tự nhiên; ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh cũng như phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiểu).

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được đề xuất 3 phương án lựa chọn: Thi 6 môn, thi 5 môn và thi 4 môn.

Đề xuất thêm lựa chọn mới

Theo dự thảo được công bố, về số môn thi, có hai phương án lựa chọn là 4+2 và 3+2.

Ở lựa chọn 4+2, thí sinh học chương trình trung học phổ thông phải thi 6 môn, gồm: Thi bắt buộc 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ)phải thi 5 môn, gồm: Thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ có những điều chỉnh từ năm 2025. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Với lựa chọn 3+2, thí sinh học chương trình trung học phổ thông phải thi 5 môn, gồm: Thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử). Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông thi 4 môn, gồm: Thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 30% ý kiến lựa chọn phương án 4+2, 70% lựa chọn phương án 3+2.

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tác động về lựa chọn 4+2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, đã có thêm nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2 + 2, cụ thể như sau: Thí sinh học chương trình trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đều phải thi 4 môn, gồm 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Khi đưa ra ba phương án, khảo sát ý kiến của gần 18.000 cán bộ, giáo viên cho thấy có 40% chọn 4+2; 59,8% chọn 2+2 môn thi và 0,2 % chọn ý kiến khác.

Như vậy, các ý kiến đều thống nhất trong nhóm môn lựa chọn sẽ thi hai môn và đang khác nhau về số lượng môn thi thuộc nhóm môn học bắt buộc.

Ưu, nhược điểm của từng phương án

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lựa chọn đều có ưu, nhược điểm riêng.

Lựa chọn 4+2 có ưu điểm là các môn bắt buộc đều được tổ chức thi. Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét với hiện nay) vào các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là làm tăng áp lực thi cử cho học sinh và công tác tổ chức thi vì số buổi thi nhiễu hơn gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính (số buổi thi theo lựa chọn này là 5 buổi nhiều hơn 1 buổi thi so với hiện nay). Thực trạng hiện nay học sinh chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên, do đó, lựa chọn này sẽ làm trầm trọng hơn việc lệch khối này, ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm giảm vai trò nhóm môn học tự chọn vì riêng 4 môn thi bắt buộc đã tạo nên được 4 tổ hợp tuyển sinh nghiêng về xã hội. Bên cạnh đó, phương án này ảnh hưởng đến chọn môn học của học sinh dẫn đến việc phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiếu).

Lựa chọn 3+2 có ưu điểm là công tác tổ chức thi và việc thi của thí sinh sẽ được giảm nhẹ hơn, giảm áp lực, giảm tốn kém so với hiện nay (thí sinh chỉ thị 5 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi (4 buổi) bằng số buổi thi hiện nay; cân bằng hơn (so với lựa chọn 4 + 2) cho học sinh chọn học và chọn thi giữa tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Phương án 3+2 cũng kế thừa về cách lựa chọn môn thi đã ổn định trong thời gian dài: Chỉ chọn thi 3 môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ)/tổng số các môn học bắt buộc gồm (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng và An ninh); 6 môn học khác trở thành môn thi tự chọn trong 2 tổ hợp môn (Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Nhược điểm của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học Lịch sử đối với các học sinh không chọn môn này để thị và có thể dẫn đến xu hướng tăng việc lựa tổ hợp tuyển sinh Toán. Ngữ văn, Ngoại ngữ, làm giảm một phần vai trò của nhóm môn học tự chọn.

Lựa chọn 2+2 có ưu điểm giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thị 4 môn, hiện | nay 6 môn). Số buổi thi 3 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Với lựa chọn này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh; phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em; tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.

Bên cạnh đó, thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Nhược điểm của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến về số môn thi bắt buộc, những môn thi bắt buộc cũng như phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm của các lựa chọn môn thi bắt buộc để có cơ sở để báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Có thể bạn quan tâm
Đại hội Công đoàn huyện An Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028

Đại hội Công đoàn huyện An Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028

15:30 25/05/2023

Kiên Giang - Ngày 25.5, Liên đoàn Lao động huyện An Biên tổ chức Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Quảng Nam: Cả làng đội mưa vá bờ sông sạt lở

Quảng Nam: Cả làng đội mưa vá bờ sông sạt lở

13:00 14/11/2023

Mưa lớn kéo dài khiến bờ sông Vu Gia bị sạt lở, hàng trăm người dân cùng lực lượng chức năng cùng đội mưa gia cố.

CDC Cần Thơ: Thông tin test COVID-19 cho 68.000 người là không chính xác

CDC Cần Thơ: Thông tin test COVID-19 cho 68.000 người là không chính xác

22:30 24/04/2023

CDC Cần Thơ khẳng định thông tin test COVID-19 cho 68.000 người như lan truyền là không chính xác và việc học sinh, phụ huynh tham gia xét nghiệm trên...

Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ

Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ

21:00 01/03/2023

Theo thông tin tuyển sinh, năm học 2023 - 2024 trường tuyển sinh 500 học sinh vào lớp 10, bao gồm 36 chỉ tiêu hệ chuyên có học bổng, 364 chỉ tiêu hệ chuyên và 100 chỉ tiêu hệ không chuyên. Bảy khối chuyên gồm Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật và Hàn Quốc. Trong đó, khối chuyên Anh tuyển nhiều nhất (315 học sinh). Mỗi khối chuyên tiếng Trung, Nhật, Pháp tuyển 40 học sinh, tiếng Hàn Quốc 25 học sinh, tiếng Nga 15 học sinh. Thí sinh đăng ký dự...

Danh tính tài xế xe container tông thiếu tá CSGT ở Hà Nam hy sinh

Danh tính tài xế xe container tông thiếu tá CSGT ở Hà Nam hy sinh

07:40 15/06/2023

Ngày 15/6, Công an tỉnh Hà Nam cho biết thông tin về việc Thiếu tá Lương Thanh Tuấn (sinh ngày 14/3/1983, trú quán tại xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Nam) hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ. Kiến ThứcHiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn.1 Cụ thể, trưa 14/6, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nam, trong đó có Thiếu tá Lương Thanh Tuấn, cán bộ Phòng CSGT đang thực...

Tấn công cảnh sát khi bị khám xét nhà

Tấn công cảnh sát khi bị khám xét nhà

13:40 02/03/2024

Võ Tấn Tùng, 48 tuổi, bị cảnh sát khám xét nhà khẩn cấp về hành vi cho vay nặng lãi liền dùng dao đâm một người nhập viện.

Nữ phó chánh án bị bắt khi đòi bồi dưỡng 50 triệu đồng

Nữ phó chánh án bị bắt khi đòi bồi dưỡng 50 triệu đồng

22:40 03/10/2023

Ngày 3/10, bà Nguyễn Thị Tuyết Sương, Phó Chánh án TAND thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) được đưa về Trại tạm giam thuộc Quân khu 9. Bà Sương bị bắt khi nhận hối lộ ngay tại trụ sở vào sáng cùng ngày. Theo thông tin ban đầu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thụ lý giải quyết vụ án dân sự, bà Sương có hành vi kéo dài thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho đương sự. Bà Sương được cho đòi nguyên đơn phải đưa 50 triệu đồng thì mới đưa vụ án ra xét xử...

Vỡ đập ở Quảng Ninh gây ngập 4 thôn

Vỡ đập ở Quảng Ninh gây ngập 4 thôn

12:00 09/09/2024

Mưa lũ lớn, xả tràn đập Đông Hải (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) không kịp xả dẫn đến vỡ đập gây ngập 4 thôn ở xã Đông Hải.

Cặp nhân tình rủ nhau dùng chiêu xem bói trên mạng để lừa đảo

Cặp nhân tình rủ nhau dùng chiêu xem bói trên mạng để lừa đảo

11:10 21/11/2023

Ngày 21/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 người về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai người bị bắt giữ là Võ Hoài Nhơn (SN 1995) và Nguyễn Thị Hương (SN 1996) sống với nhau như vợ chồng ở TP Thủ Đức (TP. HCM). Trước đó, từ tháng 5/2020, do cuộc sống khó khăn nên Hương nghĩ ra cách lấy nick Facebook “Bi Nguyễn” trên mạng internet để vào các nhóm...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới