Thanh Hóa - Do thiếu giáo viên nên trong năm học mới này, một thầy Hiệu trưởng (ở huyện miền núi Thanh Hóa) dự kiến phải dạy 18 tiết/tuần để đảm bảo công tác giảng dạy cho học sinh.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ở kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII dịp tháng 7.2023 vừa qua, ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhiều năm qua Thanh Hóa luôn trong tình trạng thiếu giáo viên.
Cụ thể, so với định mức quy định của Bộ giao, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu tới 10.256 giáo viên. Trong đó, giáo viên tiếng Anh thiếu 353 người; Tin học thiếu 690 người, Âm nhạc thiếu 72 người và Mỹ thuật thiếu 277 biên chế.
Chia sẻ với Lao Động về những thuận lợi, khó khăn khi bước vào năm học mới này, thầy giáo Nguyễn Thế Tài - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Cao Sơn (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, về cơ sở vật chất hiện nay trường có 9 phòng học, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học cho học sinh nhà trường.
“Tuy nhiên, bên cạnh những chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, nhà trường cũng đang còn phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu giáo viên. Nhiều năm qua, do một số thầy cô về nghỉ chế độ hoặc chuyển trường dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở khối tự nhiên của bậc THCS” - thầy Tài cho hay.
Cũng theo thầy Tài, đối với số giáo viên bậc Tiểu học tại trường cơ bản đã đủ, chỉ có bậc THCS đang bị thiếu. Cụ thể, hiện trường có 5 giáo viên biên chế, trong khi đó, theo định biên trường cần phải có hơn 7 giáo viên. Hiện trường đang thiếu giáo viên các môn khoa học tự nhiên của khối 6, 7 và 8.
“Cả trường có mình tôi được đào tạo chuyên môn Toán - Lý. Vậy nên, giải pháp trước mắt trong năm học này là thầy Hiệu trưởng phải dạy thôi. Theo quy định Hiệu trưởng chỉ phải đứng lớp 2 tiết/tuần, nhưng trong thời gian tới nếu không có giáo viên liên trường về dạy, tôi sẽ phải dạy 18 tiết/tuần” - thầy Tài cho hay.
Cũng theo thầy Tài, việc thầy Hiệu trưởng đứng lớp dạy là bình thường, tuy nhiên, cái khó là vừa làm công việc quản lý (họp hành), vừa dạy quá nhiều tiết sẽ không cân đối được lịch dạy. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh phải học bù vào cuối tuần và thầy giáo cũng không có ngày nghỉ.
Chia sẻ thêm về những khó khăn đầu năm học mới, thầy giáo Nguyễn Thế Tài cho biết, hiện nay các đồ dùng học tập theo chương trình mới (2018) tại trường còn thiếu. Cụ thể, thiếu ở khối lớp 2, 3, 4, 7 và lớp 8. Ngoài ra đến thời điểm hiện tại, trường vẫn chưa có nhà hiệu bộ kiên cố, mà đang phải sinh hoạt, họp hành trong căn nhà gỗ tạm bợ.
Nhà khoa học cấp cao, người được biết đến với vai trò là Trưởng phái đoàn tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19, bị sa thải năm ngoái sau khi các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Nhiều học sinh , phụ huynh cho rằng việc đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giúp các em hiểu...
Đây là thay đổi mang tính bước ngoặt của Đại học Quốc gia Úc áp dụng riêng cho các học sinh Việt Nam từ năm 2024.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những lưu ý đặc biệt với thí sinh trong đăng ký xét tuyển đại học năm 2024 để tăng thêm cơ hội trúng tuyển, tránh rớt oan.
Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa sẽ tuyển 350 học sinh lớp 6 và 205 học sinh lớp 10 năm học 2024-2025.
Bạc Liêu - Ngày 27.4, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao thưởng khuyến tài cho 162 giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc...
Sáng 7-5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa ra xét xử vụ án môi giới, đưa và nhận hối lộ để làm giả kết quả giám định pháp y.
TPHCM - 3 trường THCS ở TP Thủ Đức sẽ thực hiện tuyển sinh bằng hình thức thi khảo sát đánh giá năng lực nếu số học sinh đăng ký...
Đề Ngữ văn gồm hai phần Đọc hiểu và Viết, các môn khác thi trắc nghiệm với khoảng 22-40 câu hỏi.