Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa từng nghĩ giáo dục là đào tạo học sinh giỏi, tài năng nhưng nhận ra sai lầm khi mở trường tư, học trò ban đầu toàn "kém, quậy phá".
Tại hội thảo về trường học hạnh phúc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm 20, 21/10 tại Hà Nội, hơn 500 nhà giáo đã thảo luận, chia sẻ những giải pháp để giảm áp lực trong nhà trường, tìm cách giáo dục tích cực cho học sinh. Theo thầy giáo Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội, để giảm áp lực cho nhà trường trước hết cần hiểu đúng mục tiêu của giáo dục.
"30 năm trước, khi mở trường tư, tôi đã viết trong tờ rơi tuyển sinh rằng ngôi trường này sẽ đào tạo học sinh giỏi, giúp chúng trở thành những đứa trẻ tài năng. Sau này, tôi nhận ra mình đã sai lầm", thầy Nguyễn Văn Hòa, 78 tuổi, nhớ lại.
Thầy Hòa kể khi đó (năm 1993), thầy rất tâm đắc với nội dung được viết trên tờ rơi, nghĩ rằng nghe "kêu" thế thì sẽ nhiều phụ huynh gửi con vào trường. Tuy nhiên, trong năm đầu, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tuyển được khoảng 100 học sinh, "toàn học kém, quậy phá, hay đánh nhau".
Dù đã 50 tuổi, ông luôn phải giải quyết các cuộc ẩu đả của học sinh hay khiếu nại của phụ huynh. Nhiều gia đình còn kéo đến trường mắng chửi, đe dọa ban giám hiệu vì cho rằng thầy cô quá khắt khe. Trong khi đó, nhiều học sinh chia sẻ vào trường vì trượt cấp ba công lập, mong thầy cô đừng nhìn các em với con mắt phân loại bằng điểm số.
"Tôi hiểu rằng tư tưởng đào tạo nhân tài, học sinh giỏi thực sự tiêu tan", thầy Hòa nói, thấy rằng phải tìm cách thay đổi, tìm hướng đi mới cho trường để "thoát khỏi cảnh đau đầu, áp lực này". Mục tiêu của trường là phải là dạy học trò "nên người, làm người".
Điều đầu tiên thầy Hòa nghĩ tới là làm sao "cởi trói" cho học trò, không áp dụng quá nhiều quy chế, kỷ luật hà khắc, yêu cầu giáo viên không nặng lời khi các em bị điểm kém. Lý do là học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người, không phải ai trong số hơn 22 triệu học sinh cũng là những người có tài năng học tập.
Khi học sinh không còn bị áp lực bởi điểm số hay thành tích, thầy Hòa nhận thấy học sinh có thái độ tích cực hơn. Các em được học cái mình thích, từ đó tự phấn đấu để theo đuổi mục tiêu của mình. Giáo viên cũng thoải mái và nhiều năng lượng trong giảng dạy hơn.
"Thay đổi góc nhìn, tư duy đa chiều hơn, người thầy sẽ tìm được nhiều cách giải quyết trước một sự việc, hành vi của học trò, không nhất thiết cứ lệch khỏi quy định là trách mắng, kỷ luật", thầy nói.
Nghiệm lại sau 30 năm mở trường tư, nhà giáo 78 tuổi thấy rằng dù học sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nhiều em đạt chuẩn khá, giỏi theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhưng phải đến 90% các em không gọi là nhân tài. Dù vậy, ông vui mỗi khi gặp lại hay nghe được tin tức về các em.
"Có người đang vận hành tốt hoạt động kinh doanh, người đang quản lý hệ thống âm thanh, ánh sáng của chính hội thảo này", thầy Hòa chia sẻ.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện là một trong hai trường THPT tư thục chất lượng cao của Hà Nội. Đầu vào theo điểm kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội của trường khoảng 39/50 điểm, tương đương nhiều trường công lập trong nội thành.
Với hơn 20 năm giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Đại học Thủ đô) và 30 năm quản lý trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Hòa cho rằng các trường học chưa tìm được phương pháp giáo dục tích cực, giảm áp lực cho học trò một phần do hiểu chưa đúng mục tiêu đích thực của giáo dục. Giáo dục trước hết cần nâng cao dân trí.
Hai là nhiều nơi đưa mọi hành vi của học trò về hai mức đánh giá đúng hoặc sai. Theo thầy Hòa, không thể khăng khăng quan điểm học giỏi là ngoan, là đúng, còn kém là do dốt và lười. Quan điểm này thể hiện sự thiếu linh hoạt, suy nghĩ thấu đáo của người làm giáo dục, bởi có những điều "không đúng, cũng không sai".
"Mục tiêu của giáo dục phải vì sự tiến bộ của học sinh. Xác định được mục tiêu thì mới chọn được con đường, cách vận hành một trường học hạnh phúc", thầy Hòa nói.
Thanh Hằng
EU đồng ý thêm 5 tỉ euro cho quỹ viện trợ quân sự Ukraine; Áo trục xuất hai nhà ngoại giao Nga.
Còn hơn một tuần nữa, tiếng trống trường sẽ vang lên bắt đầu cho một năm học mới, năm học 2023-2024. Dấu ấn sâu đậm nhất trong đời học sinh...
Nhiều trường tư thục chưa được Sở Giáo dục cho phép tuyển sinh lớp 10, do không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
“Chúng em cảm thấy chán nản vì bị từ chối quyền được đi học. Đó là lúc gia đình quyết định rằng ít nhất chúng em nên tới đây. Nơi duy nhất còn chào đón chúng em đi học giờ chỉ còn Madrasa.'
Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú (Quận 6, TPHCM) xác nhận, thông tin lan truyền về việc trường yêu cầu học sinh mua ba lô , đồng phục là phản...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa thông báo xét tuyển bổ sung các chuyên ngành đào tạo trình độ đại học năm 2023.
Hàng loạt tỉnh thành đã công bố học phí năm học 2023 - 2024, trong đó, nhiều địa phương có chính sách miễn 100% học phí.
Chia sẻ trong tọa đàm do Báo Lao Động tổ chức, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng...
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài voi châu Phi cũng sử dụng tên để xưng hô với nhau giống như con người. Hành vi hiếm gặp này đã được công bố trong một nghiên cứu do Đại học bang Colorado (CSU) thực hiện và đăng trên tạp chí Nature Ecology and Evolution. Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ học máy qua việc ghi lại âm thanh của chúng, để xác nhận rằng tiếng kêu của voi bao gồm một thành phần giống như tên để xác định từng cá thể. Tùy từng con voi sẽ có phản ứng tích cực với âm thanh phát ra, bằng cách kêu lên hoặc tiếp cận lại nguồn âm thanh ở từng đoạn ghi âm Nhà nghiên cứu chính Michael Pardo cho biết rằng, cá heo và vẹt gọi tên nhau bằng cách bắt chước âm thanh của cá thể đang giao tiếp. 'Ngược lại, dữ liệu của chúng tôi cho thấy voi không dựa vào việc bắt chước tiếng kêu của cá thể giao tiếp để xưng hô với nhau, điều này giống với cách thức hoạt động của con người hơn.' Các nhà nghiên cứu đã ghi lại khoảng 470 âm thanh riêng biệt từ 101 con voi, với 117 máy thu âm ở Khu bả