Chia sẻ trong tọa đàm do Báo Lao Động tổ chức, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, sự việc cô giáo bị học sinh ném dép xảy ra tại Trường THCS Sơn Dương (Tuyên Quang), lỗi lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. Người đứng đầu phải có trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả sự việc diễn ra trong nhà trường.
Sáng 8.12, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt” liên quan vụ việc cô giáo bị học sinh ném dép tại THCS Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tọa đàm có sự tham dự của các vị khách:
TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT).
GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
PGS.TS Xã hội học Bế Trung Anh - Đại biểu Quốc hội khoá XV
Cô Nguyễn Thị Thanh Vân - Giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình, Hà Nội).
Tại buổi toạ đàm, các khách mời đã chia sẻ ý kiến, quan điểm, cách nhìn về mối quan hệ, ứng xử trong môi trường học đường hiện nay cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao vị thế người thầy trong xã hội hiện đại. Bạn đọc theo dõi toàn cảnh buổi tọa đàm TẠI ĐÂY.
Giá trị bị xô lệch
Chia sẻ quan điểm về vụ việc xảy ra tại Tuyên Quang, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - bày tỏ: “Từ hôm đó đến giờ tôi vẫn chưa hình dung nổi. Trong đầu tôi không bao giờ nghĩ việc này có thể xảy ra. Bạo lực với cá nhân nhỏ lẻ có thể vẫn xảy ra ở chỗ này chỗ kia, nhưng đây là cả một tập thể với thầy cô của mình. Tại sao nó lại diễn ra, đó là điều tôi rất trăn trở”.
GS Minh cho rằng khi sự việc đã xảy ra, tìm cách đổ lỗi không phải là giải pháp tối ưu. Chúng ta phải tìm ra gốc rễ vấn đề để tìm giải pháp căn cơ.
Khác với trước đây, người thầy được xem trọng, yêu mến, nhóm học sinh ở Tuyên Quang còn dám dồn ép cô giáo, động chân tay với người dạy dỗ mình.
Hiệu trưởng của ngôi trường đào tạo nên nhiều giáo viên nhất cả nước bày tỏ khi các giá trị bị xô lệch, quan niệm trở nên méo mó, từ đó sẽ hành động sai lầm, thiếu suy nghĩ, thậm chí là thô bạo. Sự việc ở Tuyên Quang chính là điển hình.
Cô Thanh Vân - giáo viên Trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình, Hà Nội) - cũng chia sẻ sự bàng hoàng, đau xót cho đồng nghiệp khi đạo đức của học sinh đang có sự xuống cấp trầm trọng. Điều cô Vân cảm thấy trăn trở hơn là trong hoàn cảnh như thế, cô giáo ở Tuyên Quang hoàn toàn cô độc, không thấy đồng nghiệp, nhà trường đứng ra bảo vệ cô lúc đó.
Bởi bản thân là giáo viên, cô Vân và đồng nghiệp luôn mong muốn có sự bảo vệ từ phía nhà trường, từ người lãnh đạo.
Trách nhiệm người đứng đầu
Sự cô đơn, bất lực của nữ giáo viên khi nhóm học trò tấn công khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao cô không gọi cho ban giám hiệu hay các đồng nghiệp khi xảy ra sự việc.
Chia sẻ trong tọa đàm, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) – khẳng định thiết chế trong một đơn vị đã có đủ quy định nhưng chưa thực hiện tốt dân chủ. Khi giáo viên chọn sự im lặng có lẽ đây không phải lần đầu tiên, chắc chắn cô giáo đã đáp trả nhưng không được bảo vệ. Đồng thời, khẳng định sự việc diễn ra tại trường THCS Sơn Dương, lỗi lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. “Người đứng đầu có trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả sự việc diễn ra trong nhà trường” – TS Tài nói.
GS Nguyễn Văn Minh cho rằng: Thực tế phải nhìn nhận một cách trực diện là trong môi trường giáo dục, không phải trường nào cũng thực hiện nguyên tắc dân chủ. Không phải hiệu trưởng nào cũng quan tâm sát sao vào cuộc sống của nhà giáo. Do đó, có những phản ứng chưa chắc được giải quyết hay đồng hành, thấu hiểu.
Mặt khác, tại một số đơn vị, nhẽ ra phụ huynh là người giám sát, góp ý cho hoạt động của nhà trường nhưng họ lại can thiệp thô bạo tới các hoạt động của trường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giảng dạy. Học sinh đáng nhẽ phải tôn trọng nội quy nhưng lại ngược lại. Thực tiễn có những chế tài nhưng quá trình thực hiện, các giải pháp làm chưa chuẩn và “chưa dám làm chuẩn” nên mới xảy ra tình trạng trên.
“Tôi có cảm giác khi bị nhóm học sinh xúc phạm, nếu cô giáo có hành vi phản ứng lại thì kết cục còn khủng khiếp hơn” – GS Minh bày tỏ.
Còn Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Thái Văn Tài lại cho rằng, nữ giáo viên không nên chọn cách im lặng khi bị học sinh bạo hành. Bởi im lặng có tác dụng không cao với những học sinh này.
Trong nhà trường còn có Hội đồng trường có vai trò rất quan trọng, trong đó có đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện chính quyền địa phương. Trong trường hợp cô giáo phản ánh nhưng không được người đứng đầu trường giải quyết, thì cô nên báo cáo với hội đồng trường để được giúp đỡ.
Học sinh vi phạm nghiêm trọng quy định những điều không được làm trong trường học
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học khẳng định, việc học sinh có lời lẽ, hành động xúc phạm giáo viên ở Tuyên Quang cho thấy học sinh đã vi phạm nghiêm trọng quy định những điều không được làm trong trường học.
Trong trường hợp học sinh ở Tuyên Quang thường xuyên đưa điện thoại ra quay, ghi âm khi cô giáo đang giảng bài trong lớp. Đây là điều vốn phải cấm ngay trong tuần đầu tiên năm học mới. Một câu hỏi đặt ra là nhà trường có phổ biến điều này cho học sinh không, giáo viên chủ nhiệm có nhắc nhở học sinh về điều này không mà học sinh lại liên tục vi phạm như vậy?
Thậm chí, có những học sinh có hành vi, lời nói,... không đúng chuẩn mực nhưng các em vẫn nghiễm nhiên xem đó là việc bình thường. Trong khi đó, những điều cấm đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể. Người lớn, giáo viên, nhà quản lí lại không kiên quyết với những học sinh vi phạm những điều luật này.
Xem xét vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong vụ việc
Mỗi một giáo viên khi lên lớp, phải đối mặt với rất nhiều tình huống sư phạm khác nhau. Không thể tránh khỏi những lúc học sinh chưa ngoan, bướng bỉnh, chưa nghe lời. Những lúc như vậy, giáo viên nên xử lí ra sao để vừa răn đe, uốn nắn học sinh, lại tránh gây phản cảm trong giáo dục?
Chia sẻ quan điểm về điều này, TS Thái Văn Tài cho rằng, trước tiên cần nói đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm gần gũi nhất, làm được nhiều việc mà có thể không có giới hạn nếu việc đó tốt hơn cho học sinh. Thậm chí, có thể làm thay bố mẹ trong một số tình huống bố mẹ học sinh không làm được.
Giáo viên chủ nhiệm cần ưu tiên số một việc duy trì tôn nghiêm lớp học. Ở đó, các em được tôn trọng, chia sẻ và thấy được niềm vui. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng. Vì thế, các cô hãy chú ý hơn, tham mưu cho ban giám hiệu.
“Trong điều lệ của trường học, có ghi rõ hành vi học sinh không được làm. Chúng ta khéo léo, linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Mong giáo viên tỉ mỉ, có giải pháp, trước hết là làm tốt những quy định hiện có bằng hành động cụ thể.
Riêng với giáo viên bộ môn, thực tế, thời gian tiếp xúc với các em rất ngắn. Ví dụ THCS, giáo viên âm nhạc 1 tuần chỉ 1 lần tiếp xúc với học sinh. Cơ hội để các em hiểu mình ít hơn so với giáo viên chủ nhiệm.
Do đó, các giáo viên bộ môn nên tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm đặc tính của lớp đó. Nghệ thuật sư phạm không cho phép mang tiết dạy của 1 lớp sang y hệt lớp khác, hay cư xử giống nhau giữa các đối tượng học sinh. Mong giáo viên bộ môn, đặc biệt người ít tiết và nhiều lớp, hãy trân trọng, tìm những điều chuẩn mực, tốt nhất, để luôn là hình ảnh tốt đẹp trước mặt học sinh, cố gắng thấu hiểu các em trước khi bước vào lớp” – TS Tài nhấn mạnh.
Một trận động đất có độ lớn 4,9 đã làm rung chuyển khu vực Khaneh Zenyan gần thành phố Shiraz, miền Nam Iran khiến ít nhất 7 người bị thương.
Kiev thông báo hơn 20 máy bay không người lái và tên lửa đã bị lực lượng phòng không thủ đô phá hủy vào sáng 30-8, gọi đây 'cuộc tấn công mạnh mẽ nhất' kể từ mùa xuân.
Nhiều học sinh, phụ huynh bày tỏ ý kiến, băn khoăn về phương án cho học sinh nghỉ học vào thứ 7.
Do khó khăn, chị H. nhận mang thai hộ nhưng thực chất là đẻ thuê, nhưng sinh con ra chị lại muốn giữ đứa bé lại. Vậy chị H. có thể kiện để giành quyền nuôi con không?
Hai ông bị Cơ quan An ninh điều tra bắt tạm giam với cáo buộc tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, tuyển sinh lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS dễ tạo nên sự bất bình đẳng vì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện...
Khi mặt trời khuất bóng thì nhiều lớp học xóa mù chữ tại Trường THCS Ya Xiêr, ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại sáng đèn. Học viên ở...
Thanh Hóa - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang thiếu hơn 10.000 giáo viên ở các cấp học. Trước thực trạng trên, tỉnh Thanh Hóa đã đưa...
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS từ 6.0 trở lên kết hợp điểm thi năng khiếu vào chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc, tăng 0.5 so với năm ngoái.