Thầy giáo vỡ mộng 'đào tạo học sinh giỏi' khi mở trường tư

11:30 23/10/2023

Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa từng nghĩ giáo dục là đào tạo học sinh giỏi, tài năng nhưng nhận ra sai lầm khi mở trường tư, học trò ban đầu toàn "kém, quậy phá".

"30 năm trước khi bắt đầu mở trường tư, tôi đã viết trong tờ rơi tuyển sinh rằng ngôi trường này sẽ đào tạo học sinh giỏi, giúp chúng trở thành những đứa trẻ tài năng. Sau này, tôi nhận ra mình đã sai lầm", thầy Nguyễn Văn Hòa, 78 tuổi, người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, nói tại hội thảo về trường học hạnh phúc ngày 20/10.

Thầy Hòa kể khi mở trường Tiểu học và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm 1993, thầy rất tâm đắc với nội dung được viết trên tờ rơi, nghĩ rằng nghe "kêu" thế thì sẽ nhiều phụ huynh gửi con vào trường. Tuy nhiên, trong năm đầu, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tuyển được khoảng 100 học sinh, "toàn học kém, quậy phá, hay đánh nhau".

Thầy Hòa, khi đó đã 60 tuổi, luôn phải giải quyết các cuộc ẩu đả của học sinh hay khiếu nại của phụ huynh. Nhiều gia đình còn kéo đến trường mắng chửi, đe dọa ban giám hiệu vì cho rằng thầy cô quá khắt khe. Trong khi đó, nhiều học sinh chia sẻ vào trường vì trượt cấp ba công lập, mong thầy cô đừng nhìn các em với con mắt phân loại bằng điểm số.

"Tôi hiểu rằng tư tưởng đào tạo nhân tài, học sinh giỏi thực sự tiêu tan", thầy Hòa nói, thấy rằng phải tìm cách thay đổi, tìm hướng đi mới cho trường để "thoát khỏi cảnh đau đầu, áp lực này". Mục tiêu của trường là phải là dạy học trò "nên người, làm người".

Vì thế, điều đầu tiên thầy Hòa nghĩ tới là làm sao "cởi trói" cho học trò, không áp dụng quá nhiều quy chế, kỷ luật hà khắc, yêu cầu giáo viên không nặng lời khi các em bị điểm kém. Lý do là học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người, không phải ai trong số hơn 22 triệu học sinh cũng là những người có tài năng học tập.

Khi học sinh không còn bị áp lực bởi điểm số hay thành tích, thầy Hòa nhận thấy học sinh có thái độ tích cực hơn. Các em được học cái mình thích, từ đó tự phấn đấu để theo đuổi mục tiêu của mình. Giáo viên cũng thoải mái và nhiều năng lượng trong giảng dạy hơn.

"Thay đổi góc nhìn, tư duy đa chiều hơn, người thầy sẽ tìm được nhiều cách giải quyết trước một sự việc, hành vi của học trò, không nhất thiết cứ lệch khỏi quy định là trách mắng, kỷ luật", thầy nói.

Nghiệm lại sau 30 năm mở trường tư, nhà giáo 78 tuổi thấy rằng phải đến 90% học sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm không trở thành nhân tài hay người xuất sắc. Tuy nhiên, ông vui mỗi khi gặp lại hay nghe được tin tức về các em.

"Có người đang vận hành tốt hoạt động kinh doanh, người đang quản lý hệ thống âm thanh, ánh sáng của chính hội thảo này", thầy Hòa chia sẻ.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện là một trong hai trường THPT tư thục chất lượng cao của Hà Nội. Đầu vào theo điểm kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội của trường khoảng 39/50 điểm, tương đương nhiều trường công lập trong nội thành.

Với hơn 20 năm giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Đại học Thủ đô) và 30 năm quản lý trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Hòa cho rằng các trường học chưa tìm được phương pháp giáo dục tích cực, giảm áp lực cho học trò một phần do hiểu chưa đúng mục tiêu đích thực của giáo dục. Giáo dục trước hết cần nâng cao dân trí.

Hai là nhiều nơi đưa mọi hành vi của học trò về hai mức đánh giá đúng hoặc sai. Theo thầy Hòa, không thể khăng khăng quan điểm học giỏi là ngoan, là đúng, còn kém là do dốt và lười. Quan điểm này thể hiện sự thiếu linh hoạt, suy nghĩ thấu đáo của người làm giáo dục, bởi có những điều "không đúng, cũng không sai".

"Mục tiêu của giáo dục phải vì sự tiến bộ của học sinh. Xác định được mục tiêu thì mới chọn được con đường, cách vận hành một trường học hạnh phúc", thầy Hòa nói.

Thanh Hằng

Có thể bạn quan tâm
Dùng cán chổi đánh vợ, người đàn ông bị chủ tịch tỉnh phạt 15 triệu đồng

Dùng cán chổi đánh vợ, người đàn ông bị chủ tịch tỉnh phạt 15 triệu đồng

18:10 06/09/2023

Căn cứ lời khai và chứng cứ về người đàn ông đánh vợ nhiều lần, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương phạt người này 15 triệu đồng.

Đề thi, đáp án môn Địa lí thi thử tốt nghiệp THPT ở Hà Nội năm 2023

Đề thi, đáp án môn Địa lí thi thử tốt nghiệp THPT ở Hà Nội năm 2023

16:10 26/06/2023

Đề thi , đáp án thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí tại cụm trường THPT Sóc Sơn - Mê Linh (Hà Nội) được Báo Lao Động cập nhật...

Một quận trung tâm Hà Nội thiếu tới 10 trường tiểu học, trung học

Một quận trung tâm Hà Nội thiếu tới 10 trường tiểu học, trung học

13:20 08/09/2023

Hà Nội - Chỉ riêng tại quận Đống Đa đang thiếu tới 4 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở.

Tin tức quốc tế 24-3: Ông Zelensky tố Nga tìm cách đổ lỗi; Nga nói ông Zelensky 'điên rồ'

Tin tức quốc tế 24-3: Ông Zelensky tố Nga tìm cách đổ lỗi; Nga nói ông Zelensky 'điên rồ'

06:40 24/03/2024

Ông Zelensky nói ông Putin đang tìm cách đổ lỗi cho Kiev trong vụ khủng bố ngày 22-3 và ám chỉ vụ khủng bố do chính Nga tổ chức.

Cảnh sát truy đuổi ôtô kéo theo cả ngôi nhà

Cảnh sát truy đuổi ôtô kéo theo cả ngôi nhà

11:00 07/12/2023

Chiếc bán tải kéo cả một ngôi nhà trên rơ-moóc phía sau, chạy ngoằn nghèo trên đường và từ chối khi cảnh sát ra hiệu dừng xe.

20 đại học Mỹ hỗ trợ tài chính hào phóng nhất cho sinh viên quốc tế

20 đại học Mỹ hỗ trợ tài chính hào phóng nhất cho sinh viên quốc tế

10:40 01/01/2024

20 đại học hào phóng nhất hỗ trợ cho sinh viên quốc tế trung bình 77.000 USD (1,87 tỷ đồng) một năm, cao hơn khoảng 10.000 USD so với học phí.

Đại học Bách khoa Hà Nội tăng học phí

Đại học Bách khoa Hà Nội tăng học phí

04:30 27/05/2024

Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội năm học tới khoảng 24-87 triệu đồng, nhiều ngành tăng 1-11 triệu so với hiện tại.

Vì sao thanh tra chỉ ra vi phạm cấp chứng chỉ IELTS mà không xử phạt?

Vì sao thanh tra chỉ ra vi phạm cấp chứng chỉ IELTS mà không xử phạt?

09:30 10/05/2024

Thanh tra Bộ GDĐT vừa công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ IELTS của Công ty TNHH Giáo dục IDP (Công ty...

Tình trạng ép học sinh không thi vào lớp 10 vẫn tái diễn

Tình trạng ép học sinh không thi vào lớp 10 vẫn tái diễn

07:00 28/04/2023

Gọi 'định hướng', hay 'phân luồng' nhưng thực chất là ép học sinh không đăng kí dự thi vào lớp 10 . Đây là thực trạng đang diễn ra tại...

Co loi xay ra
Co loi xay ra