Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo ở huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận 1 TP.HCM.
Theo sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, vào năm 1833, Lê Văn Khôi nổi lên chống triều Nguyễn, chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu theo cha về Thừa Thiên tránh loạn và học tập. Năm 1841, ông về Gia Định, thi đỗ tú tài và được người nhà họ Võ hứa gả con gái cho. Bốn năm sau, ông quay lại Thừa Thiên học để chờ thi Hương, quyết chí đỗ cử nhân.
Trong lúc dùi mài kinh sử thì được tin mẹ mất ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu bỏ thi, theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, vì đường sá vất vả và thời tiết thất thường, lại do quá thương khóc mẹ nên đến Quảng Nam thì ông bị ốm nặng. May ông được một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y chữa cho và cũng học được nghề thuốc. Thoát khỏi chết, nhưng mắt không chữa được. Lâm cảnh đui mù, cửa nhà sa sút, ông bị gia đình vị hôn thê bội ước.
Sau ba năm chịu tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học và bốc thuốc ở quê nhà Gia Định, học sinh đến rất đông. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là đồ Chiểu từ đó.
Theo cuốn Những người thầy trong sử Việt, đồ Chiểu được nhiều học trò quý mến vì tài năng, đức độ. Một môn sinh ở trường của ông vì lòng cảm mến, tác thành cho em gái cưới thầy giáo để có người nâng khăn sửa túi.
Năm 1859, giặc Pháp tiến đánh Gia Định, rồi mở rộng xâm lược Nam Kỳ, ông cùng gia đình phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc để sinh sống. Tại đây, ông tiếp tục dạy học và bốc thuốc cứu người.
Trong thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu tham gia bàn bạc công việc cứu nước với các bạn hữu như Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa, liên hệ mật thiết với Đốc binh Là - người chỉ huy anh dũng trong trận Cần Giuộc, tích cực giúp đỡ nghĩa quân.
Năm 1867, sáu tỉnh Nam Kỳ bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu không đi ra vùng tự do Bình Thuận được nên tiếp tục dạy học ở Bến Tre. Nhiều lần quan cai trị Pháp tìm cách mua chuộc ông, nhưng đều thất bại.
Không chỉ là nhà giáo, thầy thuốc, Nguyễn Đình Chiểu còn là nhà thơ - ngôi sao sáng của nền văn học nước nhà. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông chính là tác phẩm "Lục Vân Tiên".
Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... Các tác phẩm cùng khí phách sáng ngời của ông được bạn bè quốc tế năm châu biết đến và mến mộ.
Với những cống hiến và tầm ảnh hưởng rộng lớn, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2021. Ông trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Theo Công an Lào Cai, ngày 15/5/2002, Nguyễn Ngọc Hà cùng 3 đối tượng khác lên khu vực Lô số 14, tiểu khu 31, thuộc rừng phòng hộ của Ban dự án 661 do huyện Bảo Thắng quản lý (nay thuộc thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) để khai thác gỗ nghiến. Nhằm tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, sau khi dùng cưa và búa khai thác được một số gỗ nghiến, các đối tượng tập kết vào một địa điểm, che giấu, ngụy trang bằng lá, cành cây khô...
Thi thể người đàn ông trong tình trạng cháy xém được phát hiện tại trụ sở bỏ hoang của một công ty cầu đường.
Hôm nay (3.1), TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á , nâng khống giá kit test, nhận hối lộ, Lợi...
Tổng hợp thông tin về lịch cắt điện, cúp điện các khu vực tại Cà Mau ngày 11/3/2023 cập nhật từ cổng thông tin Điện lực Miền Nam. Lịch cắt điện Thành phố Cà Mau Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 11/03/2023 từ 07:30 - 15:00 Mất điện tại: Một phần đường Kinh Xáng Bạc Liêu khóm 10 phường 6 thuộc TP Cà Mau. Điện Lực TP. Cà Mau Tiến hành thí nghiệm, tiến hành sửa chữa kết hợp với bảo dưỡng Trung, hạ áp 11/03/2023 từ 08:00 - 14:00 Mất điện tại: Nội bộ...
Mô hình bảo vệ rừng của các tộc người thiểu số ở xã B’Lá được Cục Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc, Bộ Công an công nhận là mô hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023.
Nhiều hoạt động trên bến dưới thuyền sẽ được diễn ra tại Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất để phục vụ người dân, du khách...
Nghĩa trang của xóm 11, thôn 4, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam quê hương Nam Cao, là nơi an nghỉ của hai người đàn ông mà chuyện đời họ được nhà văn “mượn” để xây dựng nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên. Ngôi mộ của một trong hai “lão Hạc” được chính cháu nội - con của người con trai bỏ đi đồn điền cao su năm xưa – tìm về làng xây cất trong những năm cuối thế kỷ 20. Có 2 lão Hạc ở làng “Vũ Đại” Thời Nam Cao viết các tác phẩm văn học...
Do nghi ngờ anh N.T.T (thợ sửa xe máy) có quan hệ tình cảm với vợ của mình, Trần Phạm Thái (SN 1987, ở phường Văn Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã dùng dao đâm anh T. tử vong.
Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng,...