Hà Nội - Ngày 15.12, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Một trong những kiến nghị đưa ra là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ di cư mua hoặc thuê nhà ở với giá cả hợp lý.
Phát biểu khai mạc, bà Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho biết, tại các khu công nghiệp - chế xuất có trên 70% là lao động nữ. Số lao động này hiện gặp rất nhiều khó khăn. Việc bảo vệ quyền của lao động nữ cần được thực hiện thông qua đối thoại tại nơi làm việc.
Trong những kết quả khảo sát, đáng chú ý là tiền lương hàng tháng của lao động nữ di cư dao động nhiều nhất là khảng 5-7 triệu đồng/tháng (chiếm hơn 60%). Ngoài ra lao động nữ di cư được doanh nghiệp hỗ trợ thêm tiền ăn ca, ăn trưa (khoảng 400 - 600.000 đồng/tháng); tiền làm thêm giờ; tiền hỗ trợ nhà ở; phụ cấp trách nhiệm… Chỉ có 3,7% người lao động trong mẫu khảo sát có tiền tích lũy hàng tháng (có tiền tiết kiệm hàng tháng)…
Đa số lao động nữ di cư khi đến nơi nhập cư đều thuê nhà ở, không có nhà riêng, chiếm 54%. Họ thường ở trong những khu nhà trọ có điều kiện chật chội, không gian nhỏ, thiếu không gian sinh hoạt, gần 50% lao động nữ di cư ở khu nhà dưới 20m2; thiếu thốn vật chất, tiện nghi chiếm hơn 50%. Bởi vì thu nhập thấp nên thường lao động nữ di cư lựa chọn thuê nhà giá từ 1-2 triệu đồng/tháng.
31,6% con lao động nữ di cư gửi về quê nhờ người thân gia đình chăm sóc do không có điều kiện. 40,5% người quan điểm rằng gửi con về quê tạm thời, sau khi ổn định sẽ đón con lên; 29,5% cho rằng gửi con về quê là bắt buộc vì cha mẹ không có điều kiện nuôi dạy trẻ, chăm sóc trẻ và 23.8% cho rằng gửi con về quê là điều đương nhiên vì như thế mới phù hợp với điều kiện của cha mẹ phải đi làm ăn xa.
Điều này gây thiệt thòi rất lớn cho những đứa trẻ khi thiếu sự chăm sóc, nuôi dạy trực tiếp của cha mẹ, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của bản thân người lao động khi phải xa con.
Trình bày về kết quả khảo sát, bà Trần Thu Phương - Phó trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng nhóm khảo sát cho biết tình hình tình trạng ly hôn, ly thân của nữ lao động di cư ở các khu công nghiệp, chế xuất cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Theo khảo sát, nhóm này chiếm khoảng 10% tổng số lao động nữ di cư. Đa số lao động nữ di cư trong nhóm này di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, ly thân. Bà Phương cho biết lo ngại trước thực trạng đó, sẽ có đề nghị để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu vấn đề này.
Đối với chính quyền địa phương, khảo sát kiến nghị có chính sách đảm bảo an ninh trật tự tại các khu nhà trọ; hỗ trợ lao động di cư đăng ký nhập trường cho con của mình để yên tâm làm việc; hỗ trợ xây các nhà trẻ cho công nhân lao động trên gửi con với học phí thấp; xây dựng nhà ở phúc lợi cho công nhân có thu nhập thấp; Hạn chế nạn tính dụng đen. Có chính sách riêng hỗ trợ cuộc sống cho nữ công nhân di cư
Báo cáo khảo sát do nhóm cán bộ của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với cán bộ Công đoàn của một số địa phương thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023 thông qua khảo sát, phỏng vấn 906 người lao động và 32 người sử dụng lao động và 62 cán bộ công đoàn cơ sở về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của lao động nữ di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại 10 tỉnh/thành tỉnh, Công đoàn ngành Trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Dệt may phía Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế; Hà Nội, Đồng Nai, Bình Phước, An Giang, Thanh Hoá.
Sau bữa cơm trưa có sử dụng món canh nấm hoang hái ở vườn, 14 trong số 21 người dân ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, buồn nôn, đi ngoài và phải nhập viện.
Theo một số chuyên gia, hành vi viết, vẽ bậy nơi công cộng không đơn thuần là tệ nạn đáng lên án, mà cần phải xem như một hành vi...
Khi người lớn đang đi vắng, căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ ở phường 7, TP.Đà Lạt bốc cháy khiến 3 cháu bé tử vong.
Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận, TP Huế), Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP Huế về hành vi cố ý gây thương tích. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h ngày 27/2/2023, Vũ, An, Phước đến quán bar NEW DTV (02 Lê Lợi, phường Phú Hội, TP Huế) để chơi. Tại đây Vũ...
Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, bổ nhiệm PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, giữ chức Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Theo Bloomberg, các quan chức châu Âu cho biết các công ty Trung Quốc và Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán vào năm 2023 để 'sao chép' máy bay không người lái (UAV) tấn công Shahed của Iran. Những quan chức yêu cầu giấu tên cho biết thêm, mẫu UAV này đã được phát triển và thử nghiệm trong năm nay, 'nhưng chưa được sử dụng ở Ukraine'. Ukraine và các đồng minh cáo buộc Nga đã sử dụng hàng nghìn UAV Shahed kể từ khi xung đột bắt đầu, thậm chí còn xây...
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang cho biết hội đồng ra đề thi lớp 10 còn đang cách ly, sau khi thi xong sở sẽ yêu cầu giải trình và thông tin cho báo chí.
Các tổ công tác do Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với công an 5 địa phương đã phát hiện, xử lý nhiều công...
Chính quyền, nhân dân xã biên giới Phú Lợi (Kiên Giang) cùng lực lượng biên phòng, công an đấu tranh phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất, nhập cảnh trái phép.