Ukraine không chỉ đẩy mạnh chiến thuật trên chiến trường mà còn trên mặt trận truyền thông như việc bắt sống lính Triều Tiên để giành tối đa lợi thế trước khi ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Ngày 13-1, trong khi ông Mike Waltz - cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - úp mở về khả năng ông Trump sắp điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vài ngày hoặc vài tuần tới thì Ukraine cũng tuyên bố sẵn sàng trao đổi những lính Triều Tiên bị bắt sống ở vùng Kursk.
Ngày 12-1, trong cuộc phỏng vấn với ABC News, ông Mike Waltz tiết lộ các công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được tiến hành.
Nhắc lại lập trường giải quyết nhanh cuộc xung đột, cố vấn của ông Trump cho biết một lệnh ngừng bắn sẽ là "bước đầu tiên vô cùng tích cực" để tiến đến một giải pháp thông qua đàm phán.
Tuy nhiên ông Waltz khẳng định ông Trump coi ý tưởng Ukraine lấy lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát là không thực tế.
"Mọi người đều biết điều này phải kết thúc bằng cách nào đó thông qua ngoại giao. Tôi không nghĩ việc đẩy Nga ra khỏi từng tấc đất của Ukraine là ý tưởng thực tế. Ngay cả Crimea, Tổng thống Trump cũng đã thừa nhận thực tế đó. Và tôi nghĩ đó là một bước tiến lớn khi toàn thế giới thừa nhận thực tế đó", ông Waltz nêu.
Cùng lúc, Thụy Sĩ đã tuyên bố sẵn sàng tổ chức cuộc gặp giữa ông Trump và ông Putin. "Kể từ Hội nghị thượng đỉnh Burgenstock (ở Ukraine), chúng tôi đã thường xuyên thông báo với Ukraine, Nga và Mỹ về việc sẵn sàng hỗ trợ mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thiết lập hòa bình", Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nhấn mạnh.
Trong khi đó, tình hình không lạc quan đối với Ukraine trên chiến trường. Kiev đang ở thế yếu trước Nga trên nhiều tuyến đầu, thiếu binh lính có kinh nghiệm và đối mặt với nguy cơ bị giảm viện trợ quân sự từ Mỹ khi ông Trump lên nắm quyền.
Đài CNN dẫn phân tích nguồn mở từ trang WarMapper cho thấy Nga đang kiểm soát hơn 18% lãnh thổ Ukraine và đã kiểm soát thêm 400km2 trong tháng 12-2024. Các đơn vị Ukraine bị áp đảo về số lượng ở phía đông và tấn công từ nhiều hướng cùng lúc.
"Mặc dù mối tương quan giữa các lực lượng liên quan đến hỏa lực chiến thuật, máy bay không người lái và cuộc tấn công tầm xa dường như không bên nào có lợi thế đáng kể, tuy nhiên nhân lực vẫn là yếu tố khác biệt chính giữa Nga và Ukraine", nhà quan sát Mick Ryan nhận định.
Vì vậy, Ukraine những tuần qua đã tích cực sử dụng nhiều chiến thuật để đối phó, bao gồm việc đẩy mạnh tấn công ở vùng Kursk để phân tán lực lượng Nga.
Theo Viện Nghiên cứu chiến tranh Mỹ - ISW, lực lượng Ukraine đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các sở chỉ huy chiến thuật và các vị trí của quân đội Nga ở các khu vực gần tiền tuyến nhằm làm rối việc chỉ huy và kiểm soát quân đội Nga trên chiến trường ở miền đông Ukraine.
Ngày 12-1, Tổng thống Zelensky đề nghị trao đổi hai lính Triều Tiên bị nước này bắt sống ở Kursk để trao đổi tù binh Ukraine bị Nga giam giữ.
"Ngoài những người lính Triều Tiên đầu tiên bị bắt, chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi quân đội của chúng tôi bắt được những người khác. Ukraine sẵn sàng trao trả những người lính cho (nhà lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong Un", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Zelensky.
Cả Nga và Triều Tiên đến nay đều không lên tiếng xác nhận việc binh lính của Bình Nhưỡng tham gia chiến đấu với Kiev, dù Mỹ và Hàn Quốc nói rằng hơn 11.000 lính Triều Tiên đã sang Nga.
Động thái này, như ông Zelensky nói, nhằm chứng minh "quân đội Nga phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự từ Triều Tiênö. Tổng thống Zelensky cũng muốn cho thế giới thấy Ukraine đang chiến đấu với một liên minh giữa Nga và Triều Tiên.
"Những người lính này là cơ hội truyền thông cho Kiev trong thời điểm bất ổn của Ukraine khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng", tờ Guardian bình luận.
Cuối tuần qua Kiev cũng bày tỏ muốn liên lạc trực tiếp với ông Trump để "chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản công bằng với Ukraineö. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, ông Zelensky nên bước vào đàm phán với tâm thế là các vùng lãnh thổ đã mất thực chất là một chi hoại tử phải được cắt bỏ để cứu cả đất nước.
Trong khi đó việc tổ chức đàm phán nên diễn ra vào thời điểm chín muồi khi các bên thực sự sẵn sàng để tránh gây tác dụng ngược, Đài CNN dẫn lời nhà bình luận Giorgy Bovt đánh giá.
Ngày 13-1, nhà lập pháp Hàn Quốc Lee Seong Kweun dẫn nguồn Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) nước này cho biết số binh lính Triều Tiên thương vong ở Ukraine có thể đã vượt quá 3.000 người, bao gồm khoảng 300 người chết và 2.700 người bị thương.
Theo chính trị gia này, binh lính Triều Tiên dường như được kêu gọi tự sát để tránh bị Ukraine bắt sống. NIS cho rằng binh lính Triều Tiên "thiếu hiểu biết về chiến tranh hiện đại" và bị đẩy ra chiến trường dẫn đến thương vong cao.
Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và nhân dân, đồng chí Trần Phú đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường.
Hành khách máy bay bị cháy ở Nhật cho biết 18 phút sơ tán là quãng thời gian đầy ám ảnh với những tiếng nổ và lửa dần bao trùm.
Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine trong khuôn khổ Quỹ hòa bình châu Âu.
Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn Tổng thống Ukraine cảnh báo lực lượng bị 'đình trệ', bộ ba 'ông lớn' tập trận ở vịnh Oman…là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng nhà lãnh đạo Kim Jong Un một chiếc xe Aurus do Nga sản xuất.
Israel định tiến quân vào Dải Gaza cuối tuần qua, nhưng hoãn kế hoạch tác chiến vì thời tiết xấu ngăn không quân yểm trợ bộ binh, theo quan chức giấu tên.
Tiêm kích Su-57 Nga tham chiến ngày càng thường xuyên và đã hàng chục lần tập kích mục tiêu ở Ukraine những tháng qua, theo nguồn tin giấu tên.
Sau nhiều năm 'từ mặt nhau' sau cuộc bầu cử 2020, cựu tổng thống Trump đầu năm nay tham dự sự kiện trực tiếp do kênh cánh hữu Fox News tổ chức.
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023, ngày 30/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức tọa đàm bàn tròn “Giới thiệu lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” nhằm trao đổi học thuật, khoa học để chia sẻ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.