Thành phố Neft Daşları (có nghĩa là Đá dầu) trải rộng giống như những xúc tu nổi han gỉ trên mặt biển Caspi, cách xa rìa đất gần nhất.
Neft Daşları là một mạng lưới giếng dầu và cơ sở sản xuất kết nối bởi hàng kilomet cầu giữa biển Caspi, hồ lớn nhất thế giới. Nó ở cách thủ đô Baku của Azerbaijan khoảng 96,5 km và cách đất liền khoảng 6 giờ đi thuyền. Neft Daşları là giàn khoan dầu ngoài khơi cổ nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Ở thời kỳ hoàng kim, thành phố này là nơi ở của hơn 5.000 cư dân, theo CNN.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, dân số của Neft Daşları giảm dần, nhiều khu vực trở nên đổ nát và chìm xuống biển. Tuy nhiên, thành phố vẫn hoạt động như một biểu tượng của lịch sử khai thác dầu lâu đời ở Azerbaijan tại Caspi, vùng hồ giàu nhiên liệu hóa thạch đang thu nhỏ dần do khủng hoảng khí hậu.
Lịch sử của Neft Daşları bắt đầu từ thời kỳ Liên Xô. Vào cuối thập niên 1940, công nhân dầu mỏ tập trung trên một hòn đảo nhỏ và xây dựng giàn khoan cùng ngôi nhà nhỏ để ở. Giếng thăm dò đầu tiên được khoan vào năm 1949 và tìm trúng mỏ dầu. Tàu chở dầu đầu tiên vào bờ năm 1951 và quá trình xây dựng thành phố bắt đầu. Thành phố Neft Daşları dần dần phát triển rộng ra, bao gồm những cọc sắt đóng xuống mặt biển và nằm cách mực nước biển vài mét như thể đang trôi nổi. Trên thực tế, thành phố được tạo ra từ gần 2.000 giếng dầu và khoảng 320 cơ sở sản xuất, nối với nhau bởi hơn 160 km cầu cùng gần 97 km đường ống dầu khí.
7 tàu đã ngừng hoạt động được đưa đến khu vực và nhấn chìm xuống nước. Xác tàu hợp thành một vịnh nhân tạo giúp bảo vệ thành phố khỏi gió và sóng biển dù Neft Daşları vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi bão và biển động. "Một số tàu có thể nhìn thấy từ mặt nước ở nơi chúng bị nhấn chìm", Mirvari Gahramanli, giám đốc Tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân dầu mỏ Azerbaijan, cho biết.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, Neft Daşları cung cấp chỗ ở cho công nhân, có một tiệm bánh, một nhà hát sức chứa hàng trăm người, các cửa hàng, cơ sở y tế, sân bóng đá và bãi đáp trực thăng. Thành phố thậm chí có cây cối và một công viên trên những cấu trúc thép. Một số người ở Azerbaijan gọi đây là "kỳ quan thứ 8 của thế giới" hoặc "hòn đảo của 7 con tàu". Thành phố là trung tâm của hoạt động sản xuất dầu ở biển Caspi và đạt sản lượng gần 180 triệu tấn dầu trong 75 năm tồn tại, theo công ty dầu khí SOCAR của Azerbaijan, đơn vị sở hữu và vận hành Neft Daşları. Ở thời kỳ hoàng kim năm 1967, Neft Daşları sản xuất kỷ lục 7,6 triệu tấn dầu.
Nhưng tầm quan trọng của thành phố giảm dần gần đây do các mỏ dầu lớn hơn được khai thác và giá dầu biến động. Sản lượng giảm còn chưa đầy 3.000 tấn/ngày (xấp xỉ 1 triệu tấn/năm), theo số liệu hồi tháng 1 của SOCAR. Sản xuất ở Neft Daşları chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản xuất dầu của Azerbaijan, chủ yếu dành cho thị trường trong nước. Cùng với đó, dân số thành phố cũng giảm còn khoảng 3.000 người, trong đó công nhân thường làm việc theo ca 15 ngày ở biển và 15 ngày về nhà ở đất liền. Dưới ảnh hưởng của mưa bão ở biển Caspi, nhiều nơi trong thành phố đang đổ nát. Năm 2008, một số đoạn cầu lớn sụp đổ.
Nhà chức trách cũng nhận được nhiều báo cáo về tình trạng tràn dầu gây ô nhiễm ở Neft Daşları, nước thải chưa xử lý đổ ra biển Caspi. Tương lai của thành phố khổng lồ trên mặt nước khi cạn dầu là vấn đề tồn tại từ lâu. Một số người cho rằng Neft Daşları có thể trở thành địa điểm du lịch hoặc bảo tàng bởi thành phố là cái nôi của thăm dò dầu khí ngoài khơi và là một phần di sản của Azerbaijan.
An Khang (Theo CNN)
Hải quân Trung Quốc đang thử nghiệm súng cuộn (coil gun) mạnh nhất hành tinh. Đây là loại vũ khí chạy bằng điện từ có khả năng phóng đạn với...
Phương tiện thử nghiệm siêu vượt âm BOLT-1B của Không quân Mỹ thực hiện thành công chuyến bay tại Na Uy hôm 2/9.
Ngày 22.11, Sở Thông tin và truyền thông TP Cần Thơ công bố thử nghiệm Nền tảng công dân số TP Cần Thơ. Nền tảng sẽ là trung tâm gắn...
Khi xe bị xịt lốp, thông thường người ta sẽ gọi taxi, xe ôm. Nhưng một cậu bé 11 tuổi đã nghĩ ra phương tiện thay thế thú vị hơn nhiều: cưỡi ngựa.
Tiến sỹ nghiên cứu Hoàng Thị Giang thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, và Trần Quang Hòa, Phó Trưởng khoa Toán-Đại học Sư phạm Huế, đã vinh dự được nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp.
Một nghiên cứu mới cho thấy, cá voi xanh ở Đại Tây Dương đang chứa một lượng ADN lai chưa được biết đến trước đây. Cá voi xanh (Balaenoptera musculus) là loài động vật lớn nhất thế giới, có khả năng đạt chiều dài đáng kinh ngạc là 34m, dài hơn khoảng ba lần so với một chiếc xe buýt.
Chị Thanh Thủy (Quận 7, TP HCM) nói lịch sinh hoạt, số thiết bị điện và thời gian bật điều hòa không đổi ba tháng qua, nhưng hóa đơn điện 'nhảy múa' liên tục.
Các nhà khoa học thiết kế bẫy kim loại dưới sông để bắt cua lông Trung Quốc, một trong những loài xâm lấn tệ nhất châu Âu.
Nhà máy điện hạt nhân Shidaowan, lò phản ứng thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới, bắt đầu hoạt động thương mại.