Bác sỹ Dư Tấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, so với 3 tuần trước thì hiện nay số trẻ nhập viện đã tăng gấp 3-4 lần và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Những ngày gần đây, số ca mắc tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhanh chóng. Một số bệnh viện tuyến cuối của Thành phố đã phải kê thêm giường bệnh, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo công tác điều trị.
Ghi nhận thực tế tại Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, trung bình mỗi ngày có thêm 60 trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị nội trú. Hiện đơn vị này điều trị cho khoảng 200 trẻ mỗi ngày, trong đó có nhiều trẻ nặng phải đặt nội khí quản và chuyển xuống các phòng hồi sức.
Theo bác sỹ Dư Tấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm-Thần kinh, so với 3 tuần trước thì hiện nay số trẻ nhập viện đã tăng gấp 3-4 lần và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Trẻ nhập viện tăng khiến Khoa quá tải, 2-3 bé phải nằm chung trên một giường bệnh. Đang chăm con tại đây, chị Hồ Thanh Huyền (30 tuổi, ngụ quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, tuần trước con chị nhập viện và phải nằm chung với 3-4 bé khác. Do quá chật chội và ngột ngạt, mấy ngày hôm nay chị phải đưa con ra hành lang.
Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận khám và điều trị ngoại trú cho khoảng 400 trẻ mắc tay chân miệng/ngày. Còn tại Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc có 12 trẻ phải nằm hồi sức, trong đó có 6 trẻ phải thở máy và 2 trường hợp phải lọc máu. Khoa đã chuẩn bị sẵn sàng 20 trong tổng số 30 giường bệnh để điều trị cho bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng.
Trước tình hình trẻ mắc tay chân miệng đến khám, điều trị gia tăng, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã mở rộng thêm một tầng lầu để Khoa Nhiễm-Thần kinh tiếp nhận trẻ mắc bệnh điều trị nội trú; bổ sung nhân sự cho Khoa Nhiễm-Thần kinh, mỗi kíp trực tăng thêm 1 bác sỹ chính, 2 bác sỹ phụ và 2 điều dưỡng.
Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Bác sỹ Lê Thị Kim Ngọc, Phó Trưởng Khoa Nhi C cho biết, số ca mắc tay chân miệng nặng đang tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Khoa Nhi C có sức chứa 50 giường nhưng hiện tại đã có 40 ca bệnh độ 2a.
Theo bác sỹ Ngọc, đây là những trẻ cần nhập viện để theo dõi kỹ bởi ngay khi trẻ có dấu hiệu của độ 2b sẽ được chuyển xuống Khoa Cấp cứu-Hồi sức tích cực-Chống độc để được xử trí, điều trị kịp thời.
Theo các bác sỹ, một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh tay chân miệng năm nay gia tăng nhanh với nhiều ca bệnh nặng là do sự xuất hiện của chủng virus EV71.
Dự báo dịch tay chân miệng năm nay sẽ "nóng" nên Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các bệnh viện: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới... lên phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống số ca bệnh gia tăng. Về vấn đề thuốc điều trị, Bộ Y tế cũng đã có phương án đảm bảo các loại thuốc điều trị hiệu quả cho các bệnh viện của Thành phố.
Các bác sỹ khuyến cáo, điều quan trọng nhất là cần kịp thời phát hiện dấu hiệu biến chứng của trẻ khi mắc tay chân miệng. Khi mắc tay chân miệng, trẻ có thể đột ngột chuyển nặng, suy hô hấp, nguy kịch chỉ trong vài giờ. Do đó, phụ huynh nên cho con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ mắc tay chân miệng để được xác định bệnh, theo dõi sát.
“Phụ huynh cũng không nên vì quá lo lắng mà đổ xô lên các bệnh viện tuyến trên. Hiện nay bệnh tay chân miệng có thể được điều trị tốt ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời ở tuyến dưới trẻ có thể chuyển nặng và nguy kịch," bác sỹ Dư Tấn Quy cảnh báo./.
Tiến hành khám xét khẩn cấp căn nhà của đối tượng Hồ Văn Hảo và Nguyễn Thị Nhí, Công an thành phố Dĩ An đã thu giữ 10 tép ma túy đá, một khẩu súng (dạng súng rulo) và 4 viên đạn trong ổ đạn.
Trong lúc nhân viên nữ đưa đồ cho Nhiều thử, Nhiều đã bóp cổ, khống chế nhân viên này cướp tiền.
Công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện, khống chế 2 thiếu niên đem theo một thanh kiếm đi dạo. Các đối tượng đã bị đưa về công an phường.
Tại Bình Dương , một đối tượng bị bắt vì lừa chạy án. Công an đang điều tra làm rõ.
Theo báo cáo của UBND huyện Nghi Lộc, tính đến tháng 12/2022, có 8 công nhân mắc bệnh bụi phổi. Trong số đó đã có 3 người tử vong, 5 người khác đang phải điều trị bệnh với tình trạng nặng.
Dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền? A 4.000.000 - 6.000.000 đồng B 6.000.000 - 8.000.000 đồng C 8.000.000 - 10.000.000 đồng D 10.000.000 - 12.000.000 đồng Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019 của Chính phủ được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021 của Chính phủ, phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng...
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 09 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
Ngày 22/12, TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên án xét xử sơ thẩm đối với 17 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn.
Ninh Bình - Trong lúc vận hành quạt nước để tạo oxy cho đầm tôm, do bất cẩn nên ông T.D.C, sinh năm 1973, trú tại thị trấn Bình Minh,...