Thái Lan hôm 3/9 cho biết, nước này đã bắt hơn 1,3 triệu kg cá rô phi cằm đen trong nỗ lực tiêu diệt loài xâm lấn này.
Cá rô phi cằm đen (Sarotherodon melanotheron) đã xuất hiện tại 19 tỉnh của Thái Lan, gây tổn hại hệ sinh thái ở các dòng sông, đầm lầy và kênh rạch vì ăn thịt cá nhỏ, tôm và ấu trùng ốc sên. Ngoài tác động sinh thái, Thái Lan còn lo ngại về tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản quan trọng của nước này.
Các nhà chức trách đã thu giữ được 1.332.000 kg cá rô phi cằm đen từ tháng 2 đến ngày 28/8, theo Nattacha Boonchaiinsawat, phó chủ tịch hội đồng được thành lập để giải quyết sự lan rộng của loài cá này. "Chúng tôi trò chuyện với người dân địa phương và nhận thấy chúng đã xâm lấn mạnh hơn. Họ tìm thấy chúng trong những kênh rạch nhỏ, điều trước đây không xảy ra", ông nói. Nattacha cho biết, sự bùng nổ của cá rô phi cằm đen sẽ khiến kinh tế Thái Lan thiệt hại ít nhất 10 tỷ baht (293 triệu USD).
Cá rô phi cằm đen là loài vật bản địa của Tây Phi, con trưởng thành dài 20 - 28 cm và thường có đốm đen ở cằm. Chúng có thể đẻ tới 500 con một lứa. Chúng được phát hiện lần đầu tiên ở các con sông Thái Lan vào năm 2010, sau đó lan rộng nhanh chóng vào năm 2018. Hiện chúng cũng được tìm thấy ở bang Florida, Mỹ, và Philippines.
Hiện vẫn chưa rõ loài cá này đến Thái Lan bằng cách nào, nhưng theo truyền thông địa phương, chúng có thể được một công ty nhập khẩu từ Ghana vào năm 2010. Nattacha cho biết, một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng xâm lấn.
Tháng 7 năm nay, Thái Lan tuyên bố diệt trừ cá rô phi cằm đen là một ưu tiên quốc gia và bắt đầu khuyến khích người dân tiêu thụ chúng. Tỉnh Phetchaburi quảng cáo nước mắm và xúc xích làm từ loài vật này. Các nhà hàng cũng tăng cường sử dụng chúng trong các món ăn, chiên với tỏi hoặc phơi khô.
Thái Lan khuyến khích người dân địa phương đánh bắt cá rô phi cằm đen bằng cách trả 15 baht (0,42 USD) cho mỗi kg. Ngoài ra, nước này cũng chỉ định 75 khu vực bán cá trên cả nước. Các nhà chức trách đang thả động vật ăn thịt để săn bắt chúng, đồng thời phát triển cá rô phi cằm đen biến đổi gene để tạo ra con non vô sinh.
Thu Thảo (Theo AFP)
Người dùng xe máy điện thuận lợi 'nạp năng lượng' bằng cách thay pin ở trạm đổi pin, thay vì phải chờ sạc 3-8 tiếng như trước.
Các nhà khảo cổ ở Ý đã khai quật được một ngôi mộ 2.200 năm tuổi có hình vẽ hai sinh vật thần thoại quý hiếm: nhân mã biển có đầu và thân là một người đàn ông, còn phần thân dưới là hình con ngựa.
Hội hoạt động với mục đích cập nhật thông tin, quảng bá kỹ năng, sản phẩm, chia sẻ kiến thức khoa học-công nghệ cho các hội viên và cộng đồng người Việt tại Thụy Điển.
Với sự vào cuộc khẩn trương và quyết liệt của địa phương, các dịch vụ liên lạc tại tỉnh Quảng Ninh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 đang dần được khôi phục, giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường
Vườn ươm thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM là cơ sở ươm tạo đầu tiên cả nước được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đạt các tiêu chí ươm tạo công nghệ cao.
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Nhận 5g hạt giống lúa IR36 gửi qua đường bưu điện từ 'phù thủy cây lúa' GS Gurdev Singh Khush, GS Võ Tòng Xuân nghiên cứu giống lúa đánh bại 'giặc rầy nâu' tàn phá mùa màng.
Các nhà khảo cổ học Bulgaria vừa tình cờ phát hiện ra một kho báu trong quá trình khai quật một cống ngầm cổ đại thời La Mã. Đó là một bức tượng bằng đá cẩm thạch được bảo quản tốt mô tả nữ thần Hermes của Hy Lạp.
Các loài kền kền ở Ấn Độ đang biến mất dần, dẫn tới vi khuẩn và mầm bệnh có cơ hội lây lan và gây ra cái chết cho nửa triệu người hàng năm.